xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Yêu thương và tha thứ

Đoàn Kim Ngọc

Chiều vắng của Nguyễn Ngọc Tư là một câu chuyện khá buồn về những con người hiền lành và nhỏ nhoi của vùng sông nước miền Tây Nam Bộ.

Phía sau cuộc đời mất vợ, mất con của Tư Nhớ là tình thương mà Út Lý hơn nửa đời dành cho anh. Truyện dừng lại với kết thúc khá buồn, làm cho người đọc day dứt khôn nguôi.
 
img

Cảnh trong vở Nửa đời ngơ ngácẢnh: Tiểu Qyên

 
Không dừng lại ở điều đó, Chiều vắng được tái hiện tại sân khấu Hoàng Thái Thanh với tên mới Nửa đời ngơ ngác còn làm cho khán giả khóc theo số phận của nhân vật bởi cái kết quá hay, quá đẹp và quá nhân văn.
 
Khởi đầu câu chuyện là hạnh phúc của đôi vợ chồng trẻ Tư Nhớ và Lê đang chờ ngày ẵm bồng đứa con đầu lòng. Nhưng hạnh phúc sẽ không bao giờ trọn vẹn nếu bà Hai vẫn cứ khăng khăng từ con gái vì tội “trốn nhà theo trai”. Vì quá yêu thương con theo cách của riêng mình, bà Hai đã phá vỡ tổ ấm nhỏ bé của Tư Nhớ để 15 năm sau, anh vẫn còn ôm trong lòng một mối hận. Phải mất 15 năm sau, khi mà Tư Nhớ hiểu được thế nào là nuôi con khôn lớn, anh mới có thể hiểu được tấm lòng của một người mẹ. Hơn nữa, khi nghe tin Út Lý mất, Tư Nhớ mới hiểu, mới ngộ ra được và từ đó hận thù trong lòng anh cũng được xóa bỏ.
 
Ái Như diễn thật tự nhiên, diễn mà như không diễn vai một người mẹ bề ngoài lạnh lùng, không chấp nhận được chàng rể nghèo khó như Tư Nhớ nhưng ẩn sau đó là cả tấm lòng bao dung, nỗi ân hận, day dứt khi góp phần để mất đứa cháu ngoại của mình. Một bà mẹ quê rặt miền Tây Nam Bộ hài hòa với tổng thể của vở kịch, từ ánh sáng đến sân khấu, khiến người xem có cảm giác được thấy một câu chuyện của người thân, của hàng xóm chứ không phải đang xem một vở kịch.
 
Út Lý vì thương chị mất con mà phải theo ý má lấy chồng xa, lại muốn trả nợ ân tình cho Tư Nhớ, suốt 15 năm đã chăm sóc Tư Nhớ và cậu con trai mà anh lượm ở bến sông - bé Lụm. Hồng Ánh diễn thật xuất sắc nhân vật Út Lý, từ một cô bé hồn nhiên, trong trẻo khi còn nhỏ, qua thăm chị ở nhà Tư Nhớ đến khi trở thành một cô gái đã quá tuổi băm với một tình yêu thầm kín. Tất cả đều tròn đầy từ lời thoại đến diễn xuất.
 
Nửa đời ngơ ngác (tác giả kịch bản: Trần Mỹ Trang – Hoàng Thái Thanh, đạo diễn: NSƯT Thành Hội) đã cống hiến cho người xem những giây phút yêu thương đầm ấm, nỗi đau khổ tột cùng khi đánh mất người thân, nỗi hận thù không thể xóa bỏ, sự yêu thương, bao dung và những tràng cười từ cô nàng vô duyên Lan dẹo...
 
Cũng cần kể đến công lao của những người chuyển thể tác phẩm văn học sang kịch, với những nhân vật mới như Lan dẹo (Như Phúc), Hoài (Kim Phước), Hết (Quang Thảo), cùng những tình tiết sáng tạo cho vở kịch và một cái kết phúc hậu nhưng không hề khiến khán giả có cảm giác áp đặt.
 
 Ca khúc Chuyện đóa quỳnh hương của Trịnh Công Sơn được sử dụng rất phù hợp, đúng lúc, đúng chỗ với từng tình tiết của vở diễn. Nhờ vậy, cảm xúc của người xem như được cộng hưởng.
 
Gia đình luôn là cội nguồn của mỗi chúng ta. Không người mẹ nào có thể từ bỏ con mình, kể cả khi nó phạm một sai lầm nghiêm trọng. Cũng chẳng có đứa con nào có thể hạnh phúc với tình yêu riêng mà không cần đến gia đình. Qua Nửa đời ngơ ngác, ta nhận ra gia đình luôn là huyết mạch thiêng liêng và không bao giờ đứt với mỗi chúng ta. Yêu thương có bao giờ là đủ và cho dù chỉ “một đôi lần đến như người tình” thì ta cũng thật mừng “để cho trời đất báo tin lành, vẫn bình yên”.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo