xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Kê toa cho doanh nghiệp Nhà nước

Phương Anh

Sau thời gian dài tăng trưởng kinh tế theo chiều rộng không hiệu quả, VN đang tái cấu trúc nền kinh tế với tăng trưởng theo chiều sâu. Để đạt được mục tiêu này, phải đổi mới khu vực doanh nghiệp Nhà nước

Tính đến ngày 30-9-2010, cả nước có khoảng 1.210 doanh nghiệp (DN) 100% vốn Nhà nước (chưa kể các DN 100% vốn Nhà nước là thành viên tổng công ty trực thuộc bộ, tỉnh, TP).
img

Hoạt động khai thác mỏ tại Công ty Than Vàng Danh thuộc Tập đoàn Than - Khoáng sản VN (TKV). Ảnh: THẾ DŨNG

 
Vốn nhiều, hiệu quả ít
 
Tuy số lượng DN nhiều nhưng vốn Nhà nước tập trung chủ yếu trong các tập đoàn kinh tế, tổng công ty Nhà nước với khoảng 590.000 tỉ đồng, chiếm hơn 80% tổng số vốn Nhà nước hiện có tại DN.
 
Theo TS Phạm Thị Thu Hằng, Viện trưởng Viện Phát triển DN - Phòng Thương mại và Công nghiệp VN, 88 tập đoàn, tổng công ty Nhà nước đang nắm gần 375.000 ha đất và 93/99 tập đoàn, tổng công ty đang nắm giữ hơn 485.000 tỉ đồng vốn Nhà nước (số liệu năm 2009) nhưng hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của khu vực này còn thấp. Năm 2009, 25,2% số đơn vị báo cáo có mức lợi nhuận âm hoặc dưới 5%; 47,2% số đơn vị báo cáo có mức lợi nhuận dưới 10%. Như vậy, một tỉ lệ lớn (40,05%) các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước có hiệu quả hoạt động thấp, ảnh hưởng đến hiệu quả chung của khu vực kinh tế quan trọng này.
 

Việc để các DN Nhà nước trực thuộc bộ chuyên ngành như thời gian qua là không hợp lý nhưng giao về Tổng Công ty Quản lý và kinh doanh vốn Nhà nước cũng không giải quyết được vấn đề.

Một số liệu khác cho thấy đầu tư của khu vực Nhà nước có hiệu quả thấp hơn đáng kể so với đầu tư của khu vực tư nhân và DN có vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Cụ thể, năm 2001, hệ số vốn đầu tư so với kết quả đầu ra (chỉ số ICOR) của khu vực tư nhân là 2,63%, khối FDI là 6,29% và DN Nhà nước là 7,42%. Đến năm 2007, chỉ số ICOR của khu vực tư nhân tăng lên 3,74%, của khối FDI tăng lên 4,99% nhưng của DN Nhà nước là 8,28%. Năm 2008, có đến 56 trên tổng số 91% tập đoàn, tổng công ty Nhà nước có lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu dưới 15%, thấp hơn mặt bằng lãi suất và lạm phát (CPI năm 2008 là 20%). Nếu áp dụng các phương pháp tính toán khoa học thì hầu hết các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước làm ăn thua lỗ.
 
Theo ông Nguyễn Gia Hảo, chuyên gia kinh tế độc lập, cần xem xét lại chủ trương hình thành các “quả đấm thép” chỉ bằng quy mô về vốn, đất đai, công nghệ, số lượng cán bộ, công nhân viên... Quan điểm của thời kỳ này cho rằng sau một thời gian phát triển, “lượng khắc biến thành chất”, các DN này sẽ vươn lên giữ vai trò chủ đạo của nền kinh tế. Tuy nhiên, dù được rót tới 50% tổng đầu tư xã hội, hiệu quả và vai trò của DN Nhà nước hôm nay đã không đạt được như mục tiêu đề ra, vì vậy chủ trương này cần phải được xem xét lại.
 
Nhiều bất cập trong quản lý
 
“Từ khi Thủ tướng Chính phủ ký quyết định thành lập các tổng công ty 90,91 đến nay đã 17 năm nhưng chúng ta vẫn lúng túng trong điều hành” - PGS Phan Đăng Tuất, Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách công nghiệp (Bộ Công Thương), nhận xét. Theo PGS Phan Đăng Tuất, thực tiễn tái cấu trúc DN Nhà nước mới thiên về tách nhập, giải thể, thành lập mới. Phần lớn các DN Nhà nước vẫn hình thành bằng quyết định hành chính và công tác quản lý đối với các DN còn mang tính tình thế. Khi có sự việc xảy ra, phải thành lập hội đồng, tổ, ban để giải quyết. Mô hình Tổng Công ty Quản lý và kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) chưa thể đảm đương được vai trò quản lý DN Nhà nước vì mới chỉ dừng lại ở quản lý vốn rải rác ở hàng trăm DN.
 
Theo TS Đặng Đức Đạm, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển kinh doanh, việc để các DN Nhà nước trực thuộc bộ chuyên ngành như thời gian qua là không hợp lý nhưng giao về SCIC cũng không giải quyết được vấn đề. SCIC không có chức năng giải quyết vấn đề nhân sự tại các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước.
 
Hiện nay, quyền đại diện chủ sở hữu Nhà nước gồm 4 cơ quan và một cá nhân, gồm Chính phủ; Thủ tướng Chính phủ; bộ, UBND cấp tỉnh; Bộ Tài chính; HĐQT nhưng đa phần lại thực hiện vừa nhiệm vụ quản lý Nhà nước vừa đại diện chủ sở hữu nên thường lúng túng, giẫm chân nhau.
 
Ông Nguyễn Văn Huy, nguyên phó Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển DN, cho rằng Luật DN năm 2005 quy định “Chính phủ thống nhất quản lý Nhà nước đối với DNNhà nước, chỉ định một cơ quan chịu trách nhiệm trước Chính phủ chủ trì phối hợp với các bộ, ngành khác thực hiện quản lý Nhà nước đối với DN” nhưng chúng ta vẫn chưa thực hiện được. Nhiều chuyên gia cho rằng cần thành lập Ủy ban Quốc gia về quản trị DN, quản trị về vốn, kế hoạch, chiến lược của DN. Nếu sợ bộ máy bị phình thêm, cách tốt nhất là nâng cấp Ban Chỉ đạo đổi mới DN Nhà nước thành ủy ban.
 
Năm hệ lụy của mô hình tăng trưởng theo chiều rộng
 
- Tăng trưởng chủ yếu dựa vào các yếu tố đầu vào, đóng góp của năng suất tổng hợp rất hạn chế do trình độ công nghệ của VN hiện rất thấp.
 
- Tăng trưởng chủ yếu dựa vào vốn đầu tư trong khi hiệu quả đầu tư rất thấp. Tỉ lệ gia tăng đầu tư trên GDP tăng liên tục từ 18,1% năm 1990 lên 46,5% năm 2007. Năm 2008, do các biện pháp kiềm chế lạm phát của Chính phủ, tỉ lệ này giảm xuống còn 41,3%.
 
- Năng suất lao động tăng nhanh nhưng vẫn rất thấp về trình độ. Thời kỳ 1986 - 2009, năng suất lao động tăng trung bình 4,67%, cao hơn so với các nước trong khu vực ASEAN (3,73%) nhưng vẫn thấp hơn khá nhiều so với tốc độ của Trung Quốc (7,26%). Tốc độ tăng năng suất lao động chủ yếu là do sự chuyển dịch lao động sang các ngành thâm dụng vốn, không phải do cải thiện về kỹ năng lao động và công nghệ sản xuất. Xét về mặt tuyệt đối, năng suất lao động của VN năm 2009 tương đương 14,9% của Singapore, tương đương 40% của Thái Lan và 52,6% của Trung Quốc.
 
- Mức tiêu hao vật chất, năng lượng rất cao. Để làm ra 1 đồng GDP, nhu cầu năng lượng của VN tăng gấp đôi so với các nước khác. Để làm ra cùng một giá trị sản phẩm công nghiệp như nhau, công nghiệp của VN ngốn gấp đôi năng lượng so với nước khác.
 
- Tài nguyên khoáng sản bị khai thác ồ ạt, lãng phí. Khai thác than hầm lò, tổn thất 40% - 60%, tổn thất trong khai thác apatit từ 26% - 43%, quặng kim loại là 15% - 30%. Các DN Nhà nước vẫn xuất khẩu quặng sắt, mangan, than trong khi từ khi năm 2013 bắt đầu phải nhập than phục vụ sản xuất trong nước. Đã có nhiều cảnh báo nguồn năng lượng hóa thạch của VN không nhiều và không bao lâu nữa sẽ cạn kiệt.
 

(Nguồn: Viện Nghiên cứu phát triển kinh doanh)

 

img

PGS Phan Đăng Tuất:

DN lớn làm… chi tiết nhỏ

 
Trước đây, Liên Xô sụp đổ đã gây ngạc nhiên cho cả thế giới vì đây là nền kinh tế lớn, tự làm được từ cái kim khâu đến phát triển công nghệ vũ trụ. Nhiều nước đã cử các đoàn chuyên gia sang Liên Xô nghiên cứu nguyên nhân để rút ra bài học kinh nghiệm. Theo ghi nhận của Đức, sự sụp đổ của Liên Xô có nguyên nhân xuất phát từ mô hình tổ chức DN khép kín. Nhà máy sản xuất ô tô Lada thực hiện từ khâu chế biến mủ cao su làm lốp đến luyện thép, chế tạo máy để sản xuất chiếc ô tô hoàn chỉnh.
 
Tổ chức sản xuất khép kín có ưu điểm là thể chế và thiết chế tốt nhưng kéo dài mãi thì trở nên xơ cứng trong bối cảnh toàn cầu hóa. Lada không thể đổi mới vì buộc phải có nhà máy luyện thép tốt hơn, có nhà máy cao su tốt hơn cùng lúc với nâng cấp nhà máy sản xuất động cơ. Cho nên hơn 40 năm sau, chiếc Lada vẫn không có cải tiến so với thời kỳ đầu. Đến nay, VN vẫn mải mê tổ chức DN khép kín, điển hình như Vinashin muốn tự làm từ sơn, thép, que hàn đến cái chổi để quét tàu.
 
Hàn Quốc trước đây đã có giai đoạn thực hiện việc sản xuất khép kín như Vinashin hiện nay và họ đã nhận ra sai lầm. Sau đó, họ ban hành đạo luật “cấm DN lớn làm chi tiết nhỏ”, kèm theo là danh mục ghi rõ 1.553 chi tiết, linh kiện DN lớn không được làm. Chỉ với mấy chữ vàng này, các DN phụ trợ mọc lên như nấm, đưa nền công nghiệp Hàn Quốc từ một cô bé lọ lem thành nàng công chúa.
 

img

Chuyên gia kinh tế, TS Lê Đăng Doanh:

Cần quy rõ trách nhiệm DN
 
Gần đây, Chính phủ có biểu hiện can thiệp rất nhiều vào hoạt động của DN. Như thế, mỗi ngày Chính phủ phải có hàng ngàn quyết định mới giải quyết hết việc. Điều này bộc lộ những vấn đề rất lớn trong công tác quản trị DN Nhà nước. Muốn tăng trưởng theo chiều sâu phải thay đổi thể chế và quy định rõ ràng trách nhiệm của DN. Nếu không có “khung” trách nhiệm cho DN mà Nhà nước cứ phải can thiệp vào thì DN sẽ không hoạt động hiệu quả và không có căn cứ để sa thải, quy trách nhiệm lãnh đạo DN, đó cũng là bài học từ vụ Vinashin.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo