xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Hai mặt

CaoTuấn

Một quan chức cao cấp Bộ Ngoại giao Mỹ hôm 1-12 đã phải thừa nhận tuần lễ vừa qua là “một tuần bão táp đối với nền ngoại giao Mỹ”. Trao đổi qua điện thoại với các nhà báo từ một hội nghị, quan chức này nói việc WikiLeaks phơi bày những bức điện mật của Bộ Ngoại giao Mỹ đã gây tổn thất nghiêm trọng và phải mất nhiều thời gian, công sức để lấy lại niềm tin (đối với Mỹ)

“Một con đường gai góc trước mặt chúng ta và có nhiều việc cần phải bắt tay làm lại” - ông nói.

 
Quan chức này mô tả điều mà ông gọi là nỗ lực gay go của Ngoại trưởng Hillary Clinton nhằm ngăn chặn thiệt hại từ vụ rò rỉ thông tin. Mà thật, ngay sau khi những quả “bom thư” phát nổ, bà Clinton đã thực hiện vài chục cuộc điện đàm với các nhà lãnh đạo thế giới để bày tỏ sự “hối tiếc sâu sắc và nhấn mạnh những bước đi cần thiết để bảo đảm sự tin cẩn và tăng cường các hoạt động ngoại giao quan trọng giữa chúng ta”.
 
Chưa hết, các quan chức Bộ Ngoại giao ở Washington và các tòa đại sứ khắp thế giới đã liên lạc với tổng cộng 186 chính phủ để chia sẻ thông điệp trên của bà Clinton.
 
Bà Clinton đang có chuyến công du các nước Trung Á và Trung Đông, tham dự hai hội nghị và gặp gỡ các nhà lãnh đạo thế giới. Dù có kỹ năng chính trị để lèo lái những cuộc đối thoại chắc chắn là gai góc, dù đủ khéo léo để vượt qua những khoảnh khắc mặt đối mặt “khó khăn và tế nhị”, cũng chẳng có cách nào giúp bà Clinton hàn gắn rạn nứt hiệu quả hơn là thực hiện những cam kết ngoại giao mới.
 
Vấn đề đang rất nan giải. Khi Bộ trưởng Tư pháp Mỹ Eric H. Holder nói ông đang xem xét liệu có khởi tố nhà sáng lập WikiLeaks hay không thì các học giả chuyên về pháp lý cho rằng Mỹ chưa bao giờ khởi tố một vụ vi phạm Luật Tình báo mơ hồ và rối rắm như vụ này. Có thể nói là chưa có tiền lệ, nghĩa là sẽ rất khó xử.
 
Có thể, chưa cần phải bình luận về phát biểu mới nhất của người phát ngôn WikiLeaks, ông Kristinn Hrafnsson, rằng hành động (tiết lộ tài liệu mật) không vi phạm pháp luật vì công chúng có quyền được biết những gì các quan chức mà họ trực tiếp hoặc gián tiếp bầu ra đang làm, song có thể phải nghĩ đến hậu quả của việc làm này khi số tài liệu đã công bố mới là vài trăm so với hàng trăm ngàn.
 
Cũng chỉ mới vài trăm tài liệu thôi mà sự “va đập ngoại giao” đã được nghe thấy từ Ả Rập Saudi, Yemen, Trung Quốc, Nga, Canada, Kazakhstan, Pakistan... với những thái độ khác nhau, từ chờ đợi, nghe ngóng đến lạnh lùng, giận dữ.
 
Bao nhiêu “bom thư” nữa sẽ “nổ” trong vòng một tháng tới khi toàn bộ số thư tín mật tiếp tục bị phơi bày? Rõ ràng, mọi thứ diễn tiến theo một chiều hướng khó tiên lượng! Chỉ biết, như lời một quan chức chính quyền Mỹ được đài CNN trích dẫn, vụ rò rỉ thông tin sẽ làm phức tạp hoạt động ngoại giao Mỹ và hợp tác quốc tế trong một thời gian dài.
 
Vậy mới biết, cái gì cũng có hai mặt, cả công nghệ thông tin và dân chủ!
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo