xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

5 nhóm giải pháp về kinh tế

Phạm Dương - Nam Dương lược ghi

Tham luận của Đoàn Đại biểu Đảng bộ TPHCM do ông Nguyễn Văn Đua, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP, trình bày tại hội trường ngày 13-1 đề xuất 5 nhóm giải pháp đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế

Thứ nhất, cần đổi mới tư duy về chức năng quản lý kinh tế của Nhà nước thông qua việc sử dụng công cụ quy hoạch, kế hoạch phù hợp với sự vận hành của cơ chế thị trường.
 
Đổi mới công tác quy hoạch, kế hoạch thực chất là xác định lại vai trò của Nhà nước trong quá trình dẫn dắt thị trường phát triển theo mục tiêu riêng của mình. Cần tập trung vào các chỉ tiêu phát triển bền vững như các chỉ tiêu về an sinh xã hội, môi trường vì xét cho cùng, các chỉ tiêu về kinh tế chỉ là phương tiện, chính các chỉ tiêu về an sinh xã hội mới là mục tiêu của phát triển.
 
Trong chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp cần thực hiện theo nguyên tắc Nhà nước sử dụng các chính sách, biện pháp và công cụ để tác động phát triển thị trường theo đúng định hướng; chính thị trường sẽ tác động đến định hướng đầu tư của doanh nghiệp trên cơ sở quy luật giá trị và quy luật cạnh tranh, Nhà nước không can thiệp trực tiếp vào hoạt động của doanh nghiệp.
 
Thứ hai, tiếp tục đổi mới các chính sách kinh tế - tài chính, đặc biệt là chính sách về tín dụng, thuế, phí, đất đai, đầu tư công, cung ứng dịch vụ công nhằm khuyến khích có điều kiện để thúc đẩy doanh nghiệp tăng tỉ lệ nội địa hóa sản phẩm và hình thành những cụm liên kết sản xuất nhằm chuyển nền công nghiệp từ gia công sang sản xuất.
 
Trong những năm qua, TPHCM đã có một số kinh nghiệm về hỗ trợ doanh nghiệp chuyển dịch hướng đầu tư kinh doanh  đầu tư vào kết cấu hạ tầng, xử lý ô nhiễm môi trường thông qua các chính sách sử dụng đất, hỗ trợ tín dụng... có hiệu quả nhưng vẫn còn hạn chế chính sách chung ở tầm vĩ mô.
 
 
img
TPHCM phát triển mạnh những lĩnh vực kinh tế có hàm lượng chất xám cao.
Trong ảnh: Chế tạo chip sinh học tại Khu Công nghệ cao TPHCM. Ảnh: Hồng Thúy


Vừa qua, Thủ tướng có ban hành quyết định liên quan đến mô hình công - tư đối tác (PPP) là rất cần thiết nhưng cần được xem xét ở khung pháp lý cao hơn vì có liên quan đến chính sách thuế, đất đai.
 
Thứ ba, mô hình kinh tế thị trường luôn tồn tại những khuyết tật cố hữu, thường được gọi là mặt trái của thị trường. Sử dụng các tổ chức kinh tế của Nhà nước chính là sự can thiệp vào thị trường bằng sức mạnh vật chất của Nhà nước.
 
Do đó, vấn đề tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và nâng cao hiệu quả hoạt động, cải cách doanh nghiệp Nhà nước, nhất là các tập đoàn, các tổng công ty chính là tái cấu trúc lực lượng này để làm tốt vai trò tham gia điều tiết thị trường, cung cấp tốt hơn các loại hàng hóa và dịch vụ công, phục vụ mục tiêu phát triển bền vững.
 
Nhà nước cần phải thể hiện quyết tâm chính trị trong đầu tư quản lý, đầu tư phát triển chứ không phải để mặc doanh nghiệp Nhà nước cân nhắc hiệu quả tài chính đơn thuần.
 

Bạn bè quốc tế chúc mừng Đại hội XI

Nhân dịp Đại hội lần thứ XI, Đảng Cộng sản VN nhận được rất nhiều điện, thư chúc mừng của các đảng, các tổ chức và bạn bè quốc tế. Báo NLĐ lược trích nội dung một số điện mừng.

- Điện mừng của Ban Chấp hành Đảng Cộng sản Trung Quốc: Chúng tôi tin tưởng rằng đại hội lần này chắc chắn là đại hội của kế thừa quá khứ, mở ra tương lai, đại hội của đoàn kết, đại hội của thắng lợi.

- Điện mừng của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào: Dưới ánh sáng của Nghị quyết Đại hội XI, nhân dân VN anh em sẽ giành được nhiều thành tựu mới to lớn hơn nữa, tiếp tục đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, xây dựng nước VN XHCN trở thành một nước công nghiệp hiện đại và thực hiện thắng lợi mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng và văn minh.

- Điện mừng của Ban Chấp hành Đảng Nhân dân Campuchia: Xin nhiệt liệt chúc mừng những thắng lợi mà Đảng Cộng sản VN đã đạt được trong việc thực hiện chính sách đổi mới sáng suốt trong thời gian qua và xin chúc Đại hội XI thành công rực rỡ.

- Điện mừng của Ban Chấp hành Đảng Cộng sản Cuba: Những nghị quyết của Đại hội XI sẽ góp phần thực hiện thành công mục tiêu xây dựng một đất nước VN phồn vinh, XHCN, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

A.Quý

Thứ tư, chuyển cơ cấu kinh tế địa phương sang cơ cấu kinh tế vùng, tạo động lực phát triển kinh tế của cả nước. Chúng ta có chủ trương xây dựng hình thành các vùng kinh tế, đặc biệt là 3 vùng kinh tế trọng điểm ở 3 miền nhưng vẫn chưa có chính sách và cơ chế vận hành để thúc đẩy phát triển kinh tế vùng.
 
Tình trạng trên dẫn đến sự phân tán nguồn lực quốc gia, đầu tư công và cả đầu tư tư nhân cũng bị dàn trải, các vùng kinh tế trọng điểm vẫn chưa có được sức mạnh của liên kết vùng. TPHCM đã và đang có vai trò, vị trí hạt nhân trong mối quan hệ mang tính cơ cấu của vùng kinh tế trọng điểm các tỉnh phía Nam.
 
Nếu có chính sách thúc đẩy và cơ chế điều hành phù hợp, tầm quy hoạch, quản lý quy hoạch, đầu tư phát triển thiết lập kết cấu hạ tầng, phân bổ lực lượng sản xuất... sẽ nâng cao được chất lượng tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững cho cả vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, đồng thời tạo động lực cho sự phát triển của cả miền Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và ĐBSCL.
 
Thứ năm, cần nghiên cứu và sớm kết luận để đổi mới tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị trong khuôn khổ tổ chức hệ thống chính quyền địa phương, theo hướng nhiệm vụ của cấp nào thì cấp đó chịu trách nhiệm toàn bộ, có thẩm quyền đầy đủ tự quyết, tự quản đối với công việc được giao.
 
Không trùng lắp nhiệm vụ do Trung ương thực hiện và nhiệm vụ được giao cho địa phương nhằm tránh đùn đẩy trách nhiệm, chồng chéo, lẫn lộn, cản trở trong chỉ đạo điều hành.
 
Khi đã tạo chủ động cho chính quyền cấp dưới thì nhiệm vụ của chính quyền cấp trên là ban hành các quy định theo thẩm quyền và kiểm tra, giám sát việc tuân thủ của cấp dưới.
 
Đây là điểm khác biệt căn bản giữa mô hình phân cấp hiện hành với mô hình tăng tính tự chủ của chính quyền địa phương. Việc phân cấp cần dựa trên nguyên tắc thống nhất của nền hành chính quốc gia, bảo đảm tính chất của một Nhà nước pháp quyền XHCN đơn nhất nhưng phải đề cao tính tự chủ của địa phương trên nền tảng lợi thế so sánh, năng lực, phát triển tinh thần thi đua của các địa phương, các vùng kinh tế và các đô thị.
 
Để thích ứng với đặc điểm của cơ chế thị trường và mối quan hệ giữa Nhà nước với thị trường, xu hướng chung của thế giới là mở rộng quyền tự quản về ngân sách và cung cấp dịch vụ đô thị của chính quyền đô thị.
 
Do đó, đề nghị nghiên cứu hoàn thiện các quy định của pháp luật có liên quan tới tổ chức chính quyền địa phương các cấp, trong đó có chính quyền đô thị theo hướng làm rõ mô hình tổ chức chính quyền ở nông thôn, đô thị, hải đảo đã được đề ra từ Nghị quyết Đại hội X của Đảng. 

LƯỢC TRÍCH THAM LUẬN

img
Ông Huỳnh  Đảm, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ VN:

Mở rộng dân chủ XHCN

Phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc luôn gắn với yêu cầu mở rộng dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội và giữ vững kỷ cương trong đời sống xã hội trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa... ở tất cả các cấp, các ngành.
 
Do vậy, Đảng cần tăng cường lãnh đạo các cơ quan Nhà nước, các cấp chính quyền chăm lo phát huy và bảo đảm quyền dân chủ của nhân dân theo đúng pháp luật, tăng cường đồng thuận xã hội; đồng thời ngăn chặn và xử lý nghiêm minh những biểu hiện vi phạm quyền dân chủ của nhân dân, gây rối trật tự công cộng ảnh hưởng đến sự ổn định chính trị, xã hội và chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc.
 
Chỉ có mở rộng dân chủ XHCN mới thực sự có đồng thuận xã hội và đoàn kết thực sự, bền vững; cần thực hiện dân chủ và đoàn kết từ trong Đảng ra toàn xã hội...

 

img
Ông Võ Hồng Phúc, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch - Đầu tư:

Tăng cường đoàn kết trong Đảng

Bài học tâm đắc để đạt thành quả khi thực hiện chiến lược kinh tế - xã hội 2001 - 2010 là khơi dậy sức mạnh tổng hợp toàn dân tộc, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực cho phát triển đất nước.
 
Tổng đầu tư thời gian qua của chúng ta chiếm 40% GDP, trong 40% này thì khu vực Nhà nước chiếm hơn 4%; khu vực tư nhân chiếm 38%, khu vực đầu tư nước ngoài chiếm hơn 20%.
 
Có được điều đó là chúng ta đã khơi dậy được nguồn lực tư nhân, khơi dậy sức mạnh các thành phần kinh tế làm cho chúng ta có sự phát triển cao. Bài học này phải được áp dụng trong tương lai của đất nước.
 
Bài học quan trọng thành công nhất là sự đoàn kết, lãnh đạo của Đảng. Kinh nghiệm bài học chống lạm phát năm 2008 thành công chính là tạo ra sự đồng thuận xã hội, thống nhất trong Đảng.
 
Từ Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Trung ương đến cơ sở phải là thể thống nhất trong tư tưởng, chỉ đạo điều hành, hành động. Thực tế dường như chúng ta có biểu hiện gì đó chưa thống nhất, chưa đoàn kết. Muốn thống nhất phải đoàn kết.
 
Muốn đoàn kết thì phải đấu tranh phê bình và phải có dân chủ nhưng dân chủ phải tập trung chứ không thể dân chủ tự do, không phải dân chủ tư bản chủ nghĩa, dân chủ thì thiểu số phải phục tùng đa số.
 
Đó là bài học chúng ta cần phải thấm nhuần cao để ứng dụng, để phát huy trong thời gian tới.
 
Tôi muốn nêu lên để chúng ta cùng suy nghĩ, cùng thảo luận để xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh và đoàn kết, thành một khối thống nhất, bảo đảm sự thành công của chúng ta.

P.Dương - N.Dương ghi

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo