xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Sắp có chuẩn giảng viên

Bài và ảnh: Yến Anh

Giảng viên hướng dẫn thực tập một ngày làm việc được tính từ 1,5 đến 2 giờ chuẩn; hướng dẫn học viên làm khóa luận tốt nghiệp được tính từ 12 đến 15 giờ chuẩn/một khóa luận...

Bộ GD-ĐT vừa ban hành dự thảo quy định tiêu chuẩn, nhiệm vụ, chế độ làm việc, chính sách đối với giảng viên.

 
Tốt nghiệp loại khá mới được làm giảng viên
 
Theo đó, giảng viên phải có bằng ĐH trở lên, riêng giảng viên mới được tuyển dụng phải có bằng ĐH chính quy đạt loại khá trở lên (nếu chưa có bằng tốt nghiệp trình độ cao hơn) phù hợp với chuyên môn, chuyên ngành giảng dạy, trình độ ngoại ngữ, tin học từ B trở lên.
img

Trong tương lai, điều kiện để được trở thành giảng viên sẽ được quy định chặt chẽ hơn

 
Đối với giảng viên chính phải có bằng thạc sĩ trở lên phù hợp với chuyên môn, chuyên ngành giảng dạy, sử dụng thành thạo ngoại ngữ, tin học, có đề án hoặc đề tài nghiên cứu khoa học được cấp khoa công nhận và áp dụng có kết quả trong chuyên môn. Với giảng viên cao cấp phải có bằng tiến sĩ, sử dụng thành thạo ngoại ngữ, tin học, có đề án hoặc công trình khoa học sáng tạo cấp tỉnh hoặc cấp bộ, ngành trở lên được hội đồng khoa học công nhận và đưa vào áp dụng có hiệu quả.
 
Bà Trần Thị Hà, nguyên vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH (Bộ GD-ĐT), cho rằng quy định giảng viên mới tuyển dụng phải có bằng tốt nghiệp ĐH loại khá trở lên là hợp lý. Thực tế, các trường ĐH ở TP luôn có chính sách thu hút nhân tài; ứng viên là tiến sĩ, thạc sĩ thường được ưu tiên bằng các điểm cộng khi nộp hồ sơ tuyển dụng vào các trường. Tuy nhiên, đối với các trường ĐH vùng, ĐH địa phương, nếu yêu cầu giảng viên phải có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ thì không thể nào có nguồn để tuyển dụng.
 
Giáo sư phải dạy quá nhiều
 
Theo quy định, thời gian làm việc của giảng viên, giảng viên chính, giảng viên cao cấp theo chế độ tuần làm việc 40 giờ, tổng quỹ thời gian làm việc hằng năm là 1.760 giờ. Định mức cụ thể đối với giảng viên là 900 giờ dạy, 400 giờ nghiên cứu khoa học và 460 giờ cho các hoạt động khác. Đối với giảng viên chính, con số tương ứng là 900 – 500 và 360, đối với giảng viên cao cấp là 900 – 600 và 260.
 
Khung định mức giờ chuẩn giảng dạy (được quy đổi từ quỹ thời gian giảng dạy) là 280 giờ chuẩn đối với giảng viên, 300 giờ chuẩn đối với giảng viên chính, 320 giờ chuẩn đối với giảng viên cao cấp. Theo hướng dẫn quy đổi của Bộ GD-ĐT, một tiết giảng bài, hướng dẫn bài tập tình huống, thảo luận, giải đáp môn học, hướng dẫn ôn tập trên lớp được tính 1 giờ chuẩn; một tiết báo cáo chuyên đề được tính từ 1 đến 1,5 giờ chuẩn; một tiết hướng dẫn thực hành trên lớp được tính từ 0,5 đến 1 giờ chuẩn.
 
Giảng viên hướng dẫn thực tập một ngày làm việc được tính từ 1,5 đến 2 giờ chuẩn; hướng dẫn học viên làm khóa luận tốt nghiệp được tính từ 12 đến 15 giờ chuẩn/khóa luận; hướng dẫn một học viên viết tiểu luận cuối khóa học được tính từ 2 đến 4 giờ chuẩn; đọc và nhận xét đánh giá một khóa luận tốt nghiệp của học viên được tính 4 giờ chuẩn; hướng dẫn học viên đi thực tế 1 ngày làm việc được tính từ 3 đến 4 giờ chuẩn.
 
Bộ GD-ĐT cũng quy định lãnh đạo các cơ sở đào tạo quy định cụ thể định mức giờ chuẩn cho từng giảng viên phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị mình nhưng không cao hơn hoặc thấp hơn 15% so với khung định mức giờ chuẩn được quy định trên đây. 
 
PGS Ngô Thám, Trường ĐH Kiến trúc Hà Nội, cho rằng quy định số giờ chuẩn của giảng viên chính, giảng viên cao cấp như trong quy định này là bất hợp lý. Về nguyên tắc, đối với giáo sư, số giờ dạy cần giảm xuống để tăng thời gian làm nghiên cứu khoa học, hướng dẫn nghiên cứu sinh đào tạo thế hệ trẻ. Tuy nhiên, ở VN thì ngược lại, các giáo sư lại là những người có số giờ dạy nhiều nhất, sau đó mới là các phó giáo sư, tiến sĩ.
 
Từ thực tế nói trên, PGS Ngô Thám cho rằng cần xem lại quy định này để giảm bớt thời gian lên lớp của các giảng viên cao cấp, thay vào đó là “tận dụng” nguồn chất xám quý báu để nghiên cứu khoa học, đào tạo nguồn nhân lực sau này. 

Phải hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu 

 
Theo dự thảo, trong từng năm học, mỗi giảng viên phải hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu khoa học được giao tương ứng với chức danh hoặc vị trí công việc đang giữ. Những giảng viên không hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu khoa học thì số giờ dành cho việc nghiên cứu khoa học theo quy định được quy đổi thành giờ chuẩn để giảm trừ vào số giờ giảng dạy, thực hiện một số nhiệm vụ chuyên môn khác vượt định mức giờ chuẩn, khi thanh toán tiền lương dạy thêm giờ.
 
Trong trường hợp phải huy động những giảng viên có đủ năng lực và các điều kiện làm công tác nghiên cứu khoa học, lãnh đạo các trường quyết định chuyển thời gian làm nhiệm vụ giảng dạy sang làm nhiệm vụ nghiên cứu khoa học đối với những giảng viên được huy động. Đồng thời có những quy định cụ thể việc quy đổi thời gian làm nhiệm vụ nghiên cứu khoa học ra giờ chuẩn giảng dạy để áp dụng đối với những giảng viên không thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, phải chuyển sang giảng dạy trực tiếp trên lớp.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo