xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

"Gã khùng" bỏ con

HOÀNG HÙNG - KỲ QUAN

Tác giả bài vọng cổ nổi tiếng Hoa tím bằng lăng luôn là một cái tên bí ẩn suốt hơn 30 năm nhưng đã được hé lộ mới đây

Đầu năm 1977, Đài Tiếng nói Nhân dân TPHCM cho lên sóng bài vọng cổ Hoa tím bằng lăng do hai nghệ sĩ tài danh Thanh Tuấn và Thanh Kim Huệ trình bày. Bài hát nhanh chóng nổi tiếng, đến với sân khấu chuyên nghiệp rồi lan tỏa sâu rộng trong phong trào ca hát quần chúng ở Nam Bộ và trên cả nước.

 

Bí ẩn Linh Châu
 
Trên sóng phát thanh hay sân khấu chuyên nghiệp, tác giả Hoa tím bằng lăng được giới thiệu rõ là Linh Châu. Thế nhưng, đó là nam hay nữ, sống ở đâu... thì không được ai đề cập. Nhiều năm sau đó, Linh Châu cũng không hề xuất hiện.
 
Giới sáng tác ca cổ chuyên nghiệp ở TPHCM đã cố làm rõ Linh Châu có phải là bút danh của ai đó đang hoạt động trên lĩnh vực sân khấu cải lương TP hay không. Tìm mãi song Linh Châu vẫn là cái tên bí ẩn.
 
Mặc Tuyền tên thật là Đỗ Phú Toản, SN 1946 ở quận 4 - TPHCM. Năm 1981, ông theo bạn về sống tại Long An tới nay.
 
Trước năm 1975, Mặc Tuyền là ký giả của một số tờ báo ở Sài Gòn. Sau giải phóng, ông sáng tác thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch... Mặc Tuyền rất có nghề trong việc chuyển thể các vở cải lương ăn khách thành tiểu thuyết, bán rất chạy trong hai thập niên 1980-1990.
 

Öng có nhiều tập truyện ngắn, thơ đoạt giải văn học khu vực ĐBSCL và quốc gia.

Khi bàn luận về sự ra đời Hoa tím bằng lăng và thân phận của tác giả, giới văn nghệ sĩ cải lương ở TPHCM đa phần đều nhận định bài vọng cổ này được sáng tác trong chiến tranh và Linh Châu là một chiến sĩ giải phóng.
 
Vừa sáng tác xong Hoa tím bằng lăng, tác giả hy sinh và tác phẩm bị thất lạc. Sau đó, có người nhặt được, chờ đến ngày hòa bình mới đem ra phổ biến, do tự trọng nên không nhận mình là tác giả.
 
Ngược lại, một nhóm ít người hơn đã tìm cách chứng minh Hoa tím bằng lăng được sáng tác sau ngày miền Nam giải phóng. Trong đó, câu Anh trở lại quê xưa, lòng rộn rã niềm vui chiến thắng thể hiện hình ảnh của người chiến sĩ trở về sau khi đất nước sạch bóng quân thù.
 
Xét về nội dung ca từ, Hoa tím bằng lăng cũng đậm chất trữ tình của tình yêu đôi lứa, khác những bài ca cổ ra đời trong kháng chiến.
 
Thêm nữa, tác giả đã nhầm lẫn khi viết Con rạch Cái Thia chảy dìa Tắc Cậu, vì rạch Cái Thia ở Đồng Tháp, còn Tắc Cậu là một bến cảng tại Kiên Giang, cách nhau hàng trăm cây số lại không thông nhau. Điều đó cho thấy “Linh Châu” là người TP nên mới “liều mạng” viết như vậy...

 

Đứa con ngoài giá thú
 
Bẵng đi một thời gian dài, mãi đến cuối năm 2009, làng văn nghệ Long An bỗng xôn xao khi nhà thơ Mặc Tuyền ở TP Tân An đánh tiếng nhận mình là tác giả của Hoa tím bằng lăng. Ngay lập tức, Mặc Tuyền bị nhiều người xem là “gã khùng” bởi không ai dám tin ông là tác giả đích thực của bài vọng cổ nổi tiếng này.
 
Trong một lần trò chuyện với chúng tôi, Mặc Tuyền bộc bạch: “Ai đó cho tôi là “khùng”, tôi không hề giận. Mấy chục năm qua, nhiều người biết tôi kiếm sống bằng nghề viết văn, làm thơ, viết báo; đâu có ai thấy tôi sáng tác ca cổ bao giờ!
 
Tuy nhiên, Hoa tím bằng lăng là đứa con tinh thần duy nhất ngoài giá thú của tôi. Việc này tôi giữ kín đã quá lâu vì sợ nói ra không ai tin nhưng giờ có tuổi rồi, tôi muốn truy nhận đứa con đó”.
 
Mặc Tuyền cho biết những ngày đầu sau khi đất nước thống nhất, trong những dịp hội hè, cưới hỏi, ông nhận thấy hiếm có bài ca cổ nào ăn khách. Vì vậy, ông ôm ấp ý tưởng sáng tác một bài vọng cổ nói về tình yêu trai gái chốn thôn dã nhằm phục vụ nhu cầu ca hát của quần chúng.
 
Cuối hè năm 1976, nhân lúc quây quần bên nhóm bạn văn là môn sinh của nhà văn, nhà thơ, soạn giả Kiên Giang, Mặc Tuyền bèn bộc lộ trăn trở của mình. Nữ văn sĩ Mai Linh (Hà Minh Mẫn) liền khích lệ: “Người có ý tưởng hay, hãy viết thử xem sao!”.
 
Thế là Mặc Tuyền ôm bút viết Hoa tím bằng lăng suốt 2 ngày. Xong, ông đưa bản thảo nhờ Mai Linh chỉnh sửa cho phù hợp với bài bản vọng cổ. Khi Mai Linh trả lại bản thảo, Mặc Tuyền đã nhờ soạn giả Kiên Giang thẩm định xem có đem ra hát được không.
 
Khi soạn giả này gật đầu, ông ghi tên tác giả là Linh Châu, thể hiện công sức giữa mình (bút danh Ly Châu, tên vợ) và người bạn văn Mai Linh. Rồi Mặc Tuyền giao tác phẩm cho Mai Linh giữ, còn ông giã từ Sài Gòn sống phiêu bạt giang hồ ở ĐBSCL, quên bẵng đứa con tinh thần của mình.
 
Xác tín
 
Sau này, nghe Hoa tím bằng lăng được hát rộng rãi, Mặc Tuyền thấy quen quen, ngẫm nghĩ khá lâu ông mới nhớ nó là đứa con tinh thần của mình. Ông nhận xét so với bản gốc, bài hát có nhiều điểm chỉnh sửa, thêm thắt khá hay. Ông viết Nhớ em, anh vuốt ve cánh bằng lăng tím thì ai đó đã thêm chữ nở.
 
Có người bảo chữ nở là do nghệ sĩ Thanh Tuấn đề nghị để dễ luyến láy và Mặc Tuyền cũng thấy thêm như vậy hay hơn. Tuy nhiên, cũng có chỗ ông thấy không “mặn” bằng bản gốc, như Mắt thẹn thùa chầm chậm ngó mây trôi đã bị thay bằng Mắt thẫn thờ...
 
Tuy nhận ra Hoa tím bằng lăng là con mình nhưng Mặc Tuyền không dám lên tiếng truy nhận vì nó đã quá nổi tiếng. Mặt khác, trong thời gian phiêu bạt, ông chưa có dịp gặp lại đồng tác giả Mai Linh để bà lên tiếng xác nhận...
 
Sự thật ngày càng lộ dần. NSƯT Thanh Kim Huệ nhớ lại năm 1977, chị đến Đài Tiếng nói Nhân dân TPHCM và có gặp một phụ nữ mang đến bản thảo bài vọng cổ Hoa tím bằng lăng, đọc thấy hay nên rủ nghệ sĩ Thanh Tuấn cùng hát.
 
Sau này, Thanh Kim Huệ biết đó là Mai Linh do thường gặp nhau tại đài. Trao đổi với chúng tôi qua điện thoại, bà Mai Linh khẳng định: “Hoa tím bằng lăng do Mặc Tuyền chấp bút, tôi chỉnh sửa lại một số chỗ trước khi đưa lên sóng phát thanh”.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo