xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Các trường ngán di dời

Bài và ảnh: Hoàng Thị

Dựa trên đăng ký của các trường, Bộ GD-ĐT sẽ xác định trường nào di dời trước, trường nào di dời sau, trường nào không di dời để tiếp tục phát triển ở nội thành

Theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân, từ tháng 2 đến tháng 8-2011, nhiều trường ĐH, CĐ tại Hà Nội và TPHCM phải phối hợp với các địa phương để đăng ký kế hoạch di dời đến địa điểm mới theo quy hoạch.

 
Bình chân như vại
 
Tuy nhiên, đến tận thời điểm này, nhiều trường vẫn bình chân như vại trước việc lên kế hoạch di dời.
 
Ông Nguyễn Ngọc Hòa, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Luật Hà Nội, cho biết hiện vẫn chưa thấy lãnh đạo bàn bạc gì liên quan đến kế hoạch di dời. Trong khi đó, ông Lê Vũ Anh, Hiệu trưởng Trường ĐH Y tế công cộng, một trong những trường nằm trong danh sách phải di dời ngay, cho biết chưa có kế hoạch về việc di dời vì Bộ GD-ĐT chưa có công văn gửi nhà trường về việc này. Trường chỉ nắm được thông tin qua báo chí. Vì thế, Bộ GD-ĐT phải có công văn gửi nhà trường mới thực hiện chứ không thể làm theo... báo chí được.
 
 
img
Trường ĐH Ngoại thương Hà Nội - một trong những trường phải di dời ra ngoại thành


Ngay cả trường mà 9/9 khoa đều phải đi thuê mượn địa điểm để giảng dạy như Viện ĐH Mở Hà Nội cũng chưa hề có kế hoạch hay chủ trương gì về việc di dời. Ông Phan Văn Quế, Phó Viện trưởng Viện ĐH Mở, khẳng định hiện nhà trường chưa có kế hoạch dời ra ngoại thành.
 
Theo ông Quế, việc di dời cơ sở nhà trường cần cân nhắc kỹ bởi Viện ĐH Mở phải ở chỗ thuận lợi, đông người, có thể tận dụng phương tiện giáo dục, cơ sở vật chất của nhiều cơ sở giáo dục khác. Nếu đưa Viện ĐH Mở lên tận thị trấn Xuân Mai (huyện Chương Mỹ) nghĩa là nhà trường sẽ bị cô lập vì khoảng 10 năm nữa ở đó vẫn chưa thể trở thành thành phố ĐH.
 
Trước thông tin nhiều trường phản ánh là đến nay vẫn chưa nhận được công văn yêu cầu lên phương án di dời, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga cho biết chủ trương di dời các trường ĐH ra ngoại thành là do Bộ Xây dựng chủ trì. Bộ GD-ĐT chỉ là đơn vị phối hợp.
 

Hà Nội có 8 khu ĐH tập trung

Theo quy hoạch chung do Bộ Xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ, TP Hà Nội dự kiến sẽ có 8 khu ĐH tập trung cho các trường ĐH khu vực nội thành dời đến. Dự kiến, mỗi khu đô thị sẽ có ít nhất 3 trường nhưng không quá 7 trường. Trong khu ĐH tập trung sẽ hạn chế việc chia đất phân lô cho từng trường xây khép kín mà hình thành tổ hợp các trường ĐH, CĐ của 3 hoặc nhiều trường, bao gồm những trường ĐH, CĐ thành lập mới, các trường di dời toàn bộ từ nội thành hoặc các trường di dời một phần từ nội thành.

Dựa trên đăng ký của các trường, bộ sẽ xác định trường nào di dời trước, trường nào di dời sau, trường nào không di dời để tiếp tục phát triển ở khu vực nội thành.
 
Khó huy động kinh phí
 
Cũng theo ông Bùi Văn Ga, Bộ GD-ĐT vừa tổ chức một hội nghị để các trường tham gia góp ý kiến cho tiêu chí di dời các trường ra ngoại thành. Bộ tiêu chí này đang được thảo luận với các yếu tố như tuổi đời của trường, truyền thống của trường trong nội thành, số lượng sinh viên, số lượng giáo viên, diện tích mặt bằng... Ngoài ra, các trường cũng có thể bổ sung nhiều yếu tố khác.
 
Điều này cũng có nghĩa là dù Bộ Xây dựng đã lên danh sách 12 trường ở Hà Nội phải di dời nhưng con số phải dời có thể sẽ ít hơn nhiều. Ông Ga cũng cho rằng về phía Bộ GD-ĐT, nhiều trường có thể ở lại trong khu vực nội thành, chẳng hạn Trường ĐH Y Hà Nội vì việc di dời rất nặng nề, phức tạp với các thiết bị gắn liền với việc sinh viên thực tập ở các bệnh viện.
 
Trước nguyện vọng của các trường vừa muốn giữ lại trụ sở cũ vừa muốn chuyển một phần cơ sở ra ngoại thành, Thứ trưởng Bùi Văn  Ga khẳng định hầu hết các trường đều có nguyện vọng như vậy. Tuy nhiên, điều đó phụ thuộc vào quy hoạch của TP Hà Nội và TPHCM. Muốn di dời ra ngoài, các trường cần có kinh phí. Nếu giữ lại khu đất trong nội thành, các trường sẽ rất khó khăn khi huy động kinh phí để xây dựng cơ sở mới.
 
Về khả năng được tùy ý bán đấu giá đất mà các trường đang sử dụng trong nội thành để lấy kinh phí di dời, ông Bùi Văn Ga cũng cho rằng thẩm quyền của địa phương, của Sở Quy hoạch - Kiến trúc hoặc của Bộ Xây dựng chứ Bộ GD-ĐT chỉ quản lý về mặt chuyên môn, làm sao các trường bảo đảm  về mặt chất lượng đào tạo khi di dời và bảo đảm  các hoạt động dạy - học diễn ra bình thường.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo