xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Ổn định giá trị tiền đồng

Thy Thơ - Thái Phương ghi

Các chuyên gia kinh tế, thông qua Báo Người Lao Động, tiếp tục hiến kế trong việc xây dựng đề án chống đô la hóa

img
Chuyên gia kinh tế Huỳnh Bửu Sơn:

Đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt
 
Tình trạng đô la hóa được xem như căn bệnh “thâm canh cố đế” từ nhiều năm nay. Đó là tình trạng một số lượng lớn USD bên cạnh tiền đồng để thực hiện chức năng thanh toán, tín dụng và dự trữ giá trị. 
 
Để ngăn chặn tình trạng này cần áp dụng các biện pháp kinh tế, hành chính đồng bộ và có lộ trình từng bước. Trước mắt, cần có chính sách tỉ giá hợp lý để người dân sẵn sàng bán USD cho ngân hàng (NH), còn doanh nghiệp (DN) cũng không có lý do để găm giữ USD. Khi đó, dự trữ ngoại tệ tăng lên đồng nghĩa với việc tiền đồng sẽ dần được tín nhiệm hơn, người dân càng không có lý do để giữ đô la trong nhà.
 
Nhiều người cho rằng găm giữ USD cũng là đô la hóa nhưng theo tôi, đồng USD chỉ khi nào được sử dụng vào mục đích thanh toán, cho vay... trong nền kinh tế mới được gọi là đô la hóa. Vì vậy, quan trọng là phải có biện pháp giảm chức năng thanh toán của đồng đô la trong các hoạt động như mua bán bất động sản, mua ô tô, xe máy, trả tiền nhà hàng, khách sạn... Giảm bớt tín dụng, thanh toán bằng USD và chỉ dùng cho chức năng dự trữ ngoại tệ của Nhà nước.
 
Để làm được điều này, Nhà nước cần đẩy mạnh hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt như sử dụng các thẻ tín dụng, séc cá nhân... Ở các nước, hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt đã được áp dụng từ lâu và rất hiệu quả. Tuy nhiên, hiện tại mặt bằng hạ tầng kỹ thuật của hệ thống NH nước ta chưa thể đáp ứng yêu cầu này nên cần một lộ trình để cải thiện.
 

img

 
Hạn chế tiền gửi và cho vay bằng USD là một trong những biện pháp góp phần chống đô la hóa. Trong ảnh: Khách hàng gửi tiết kiệm USD. Ảnh: HỒNG THÚY

img
TS Lê Xuân Nghĩa, Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính tiền tệ quốc gia:

Hạn chế tiền gửi và cho vay USD
 
Để chống đô la hóa, chúng ta cần hạn chế tiền gửi và cho vay bằng USD. Trước mắt, NH Nhà nước tăng dự trữ bắt buộc tiền gửi ngoại tệ lên 10%-12%. Giả sử một NH huy động được 100 triệu USD phải nộp vào NH Nhà nước 10-12 triệu USD; như vậy, NH chỉ sử dụng được 88-90 triệu USD để cho vay nhưng phải trả lãi huy động cho 100 triệu USD. Do chi phí đầu vào tăng lên, các NH sẽ giảm mạnh lãi suất tiền gửi USD, tăng lãi suất cho vay USD lên mức cao. Khi đó, người dân không mặn mà gửi tiết kiệm USD có thể chuyển sang gửi tiết kiệm VNĐ. DN “nhát tay” vay USD bởi lãi suất quá cao.
 
Lúc đó, các NH cũng không thiết tha với việc huy động vốn và cho vay bằng USD vì hiệu quả kinh doanh không cao. Mặt khác, chúng ta luôn duy trì tỉ lệ dự trữ bắt buộc tiền gửi ngoại tệ/nội tệ khoảng 5%. Ví dụ, dự trữ bắt buộc ngoại tệ 12% thì dự trữ nội tệ chỉ 7%. Đây là một bước chuyển để hạn chế cho vay USD. Dần dần tiến tới chấm dứt tiền gửi và cho vay bằng USD, xóa bỏ việc dùng ngoại tệ để thanh toán hàng hóa, dịch vụ như mua- thuê nhà, xe hơi...
 
Tiếp theo, chúng ta cần tổ chức lại thị trường ngoại hối liên NH nhằm giải quyết các giao dịch ngoại tệ lớn; phát triển thị trường phái sinh như giao dịch ngoại tệ kỳ hạn (Forward), hoán đổi (Swaps), quyền chọn (Options) và tương lai (Futures) để bảo hiểm rủi ro về tỉ giá cho DN...
 

img
TS Đinh Sơn Hùng, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TPHCM:

Quyết liệt xóa tình trạng 2 tỉ giá

 
Khi kinh tế bị đô la hóa nghiêm trọng, quá phụ thuộc vào đồng USD thì chỉ cần nền kinh tế mạnh như Mỹ “hắt hơi, sổ mũi” cũng sẽ ảnh hưởng mạnh đến kinh tế nước ta.
 
Hiện một số giao dịch của người dân đều quy ra vàng, USD để giữ giá. Dù NH Nhà nước đã điều chỉnh tỉ giá USD/VNĐ như vừa qua nhưng thực tế tình trạng hai tỉ giá vẫn còn. Trong khi đó, muốn chống đô la hóa thì nền kinh tế chỉ có một tỉ giá đối với đồng USD. Chính phủ và NH Nhà nước cần có biện pháp đưa về một tỉ giá với đồng đô la bởi một nền kinh tế không thể có tình trạng hai tỉ giá tồn tại.
 
Về căn bản và lâu dài, phải có chiến lược xây dựng và ổn định giá trị VNĐ (không nói chuyện nâng giá hay hạ giá mà chỉ cần ổn định). Thời gian qua, chính vì chưa có chiến lược ổn định giá trị VNĐ khiến người tiêu dùng và nhà đầu tư không tin tưởng vào tiền đồng nên vẫn quy ra USD...
 
Xây dựng đề án chống đô la hóa, theo tôi cần trả lời được các câu hỏi như vì sao phải xây dựng đề án này? Vì sao phải khắc phục tình trạng đô la hóa, nó ảnh hưởng như thế nào đến nền kinh tế, lộ trình và nội dung cơ bản của đề án này?.
 

Nguyên nhân sâu xa DN niêm yết bằng USD chính là do tiền đồng mất giá, tức là CPI cao. Muốn giải quyết vấn đề này phải làm cho tiền đồng mạnh lên, ổn định kinh tế vĩ mô, dần dần sẽ giảm CPI. Theo tôi, giải quyết được vấn đề kinh tế vĩ mô thì câu chuyện “đô la – vàng – tiền đồng” sẽ được giải quyết. (TS Đinh Thế Hiển - chuyên gia kinh tế)

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo