xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nhà báo nữ và triết lý sống

Bài và ảnh: NGUYỄN THANH

Phụ nữ làm báo có thuận lợi, khó khăn và cần chọn triết lý sống để hạnh phúc

“Mỗi năm vào dịp kỷ niệm ngày Báo chí Việt Nam 21-6, tôi lại viết những dòng xin lỗi gia đình. Xin lỗi vì do công việc làm báo bận rộn, thời gian đi về thất thường nên nhiều khi tôi đã không làm tròn bổn phận của một người phụ nữ trong gia đình, không dành đủ thời gian chăm sóc cho những người thân yêu…”. Đấy là những lời chân tình của nhà báo Phạm Thục (Báo Sài Gòn Giải Phóng) tại hội thảo “Nhà báo nữ và nghề báo hiện đại” do Tạp chí Nghề báo – Hội Nhà báo TPHCM vừa tổ chức.

 
Hạnh phúc tính từng giờ
 
Chọn con đường làm báo, nhà báo Phạm Thục quan niệm nơi nguy hiểm nhất là nơi có nhiều đề tài hay nhất. Tuy nhiên, cái giá để có đề tài hay đôi lúc khá đắt. Chị kể lại một kỷ niệm khó quên: “Khi tôi xin được mục kích cảnh đuổi bắt cướp để viết cho sống động, mấy anh công an bảo tôi là phụ nữ, sẽ chịu không nổi đâu. Tôi nhất quyết đòi đi. Ngồi trên xe phân khối lớn, phía sau anh công an đang nhả hết tốc lực đuổi cướp, chân tôi va đập vào các tủ hàng hai bên đường. Sau đó, bài tôi viết thì sống động nhưng hình tôi chụp thì nhòe hết vì lúc bước xuống xe chụp ảnh tên cướp bị bắt, hai chân tôi có còn đứng vững nữa đâu”.
 
 

img

Giáo sư - viện sĩ - tiến sĩ Trần Ngọc Thêm phát biểu tại hội thảo

 
 
Để bảo đảm nhanh chóng cung cấp cho độc giả những  thông tin “nóng”, nữ nhà báo như chị Phạm Thục thường xuyên phải rời khỏi nhà vào những thời điểm bất ngờ. “Đang xem tivi, ăn cơm với người nhà, điện thoại reo báo công an mới triệt phá một ổ mại dâm hay ma túy là lại phải tức tốc đi. Mối quan hệ gia đình từ đó sinh bất ổn. Tôi là điển hình nữ nhà báo đơn thân nuôi con”- nhà báo Phạm Thục chia sẻ. Hơn 20 năm làm báo, chị đã tự tổng kết rằng nghề báo không phải là nghề chỉ dành cho đàn ông, phụ nữ vẫn có thể thành công trong nghề báo. Tuy nhiên, chị bảo: “Hạnh phúc của những phụ nữ theo đuổi nghề báo được tính từng giờ, từng ngày”.
 
Nguy hiểm khi dấn thân
 
Phóng viên My Lăng (Báo Tuổi Trẻ), một trong hai người đã dấn thân làm quảng cáo ở các quán bar để thực hiện loạt phóng sự nhiều kỳ về nghề này, cho biết: “cha mẹ đã vô cùng lo lắng khi con đối mặt với sự nguy hiểm từ những người khách vốn dĩ xem các cô quảng cáo ở quán bar là những người sắp hàng để họ chọn. Tôi không được tỏ ra quá hiền để khỏi bị ăn hiếp, cũng không được quá dữ để tránh làm khách mất lòng. Nhờ ăn nói nhỏ nhẹ, dịu dàng đã có những người khách đứng ra bảo vệ tôi trong những trường hợp nguy cấp, khi có những vị khách tìm cách gây sự vì không được thoải mái động tay, động chân” - chị chia sẻ. Từ đó, chị khẳng định sự dịu dàng là một trong những lợi thế trời cho của phụ nữ, đặc biệt là những phụ nữ làm báo. Ngoài ra, phụ nữ làm báo cũng có thể có lợi thế về ngoại hình, về sự nhạy bén khi nắm bắt tâm lý nhân vật.
 
 
img
Một phóng viên nữ đang phỏng vấn một học viên cai nghiện tại Trường Đào tạo – Dạy nghề và giải quyết việc làm số 1 (tỉnh Đắk Nông)
 
 
Ngoài ra, phụ nữ làm báo phải đối mặt với nhiều bất lợi khi phải tác nghiệp qua đêm, tác nghiệp trong môi trường có đông nam… Phóng viên My Lăng kể một trường hợp điển hình: “Việc tắm khi tác nghiệp trên nhà giàn giữa biển đối với một nữ phóng viên như tôi rất ngại. Nhà tắm không có cửa. Các anh phóng viên nam phải nghĩ cách che chắn cửa nhà tắm cho tôi”.
 
Lựa chọn triết lý sống
 
Tham gia hội thảo, GS-TS Trần Ngọc Thêm cho rằng nhà báo nữ muốn hạnh phúc cần phải lựa chọn triết lý sống. Ông đưa ra các triết lý. Một, sự thành công nghề nghiệp là quan trọng. Nhà báo nữ chọn triết lý này sẽ dấn thân hết mình cho nghề nghiệp để tìm hạnh phúc. Hai, gia đình quan trọng hơn nghề nghiệp.
 
Trong trường hợp này, GS-TS Trần Ngọc Thêm khuyên các nữ sinh viên học ngành báo chí tốt nhất nên chọn con đường trở thành giáo viên dạy báo chí; các phóng viên nữ nên chọn viết ở các mảng ít phải đi, ít phải dấn thân vào nơi nguy hiểm. Triết lý cuối cùng ông đưa ra là kết quả dung hòa của hai triết lý trên: Công việc vừa vừa, gia đình vừa vừa. Người chọn triết lý sống này cần giảm bớt lòng ham mê thành công rực rỡ trong công việc để chăm sóc tốt hơn cho gia đình”.
 
Tuy nhiên, GS-TS Trần Ngọc Thêm nhấn mạnh: “Vẫn có những trường hợp ngoại lệ là có những nhà báo nữ thật sự xuất sắc. Họ có khả năng làm rất tốt công việc và chăm lo rất tốt cho hạnh phúc. Ở khía cạnh này, nhà báo nữ đó thật sự nổi bật hơn nhà báo nam!”.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo