xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Vì sao thuyền viên bị bỏ rơi?

THU HỒNG

Việc thuyền viên Việt Nam liên tục kêu cứu tại các vùng biển quốc tế trong thời gian gần đây cho thấy nhiều bất ổn trong nghề này

Mới đây, lại thêm vụ 27 thuyền viên trên tàu Phúc Hải 5 do Công ty TNHH Phúc Hải (Hải Phòng) điều hành kêu cứu tại Indonesia. Thuyền viên lâm vào cảnh thiếu thốn lương thực, phải nhờ sự trợ giúp của đại lý tàu và các tàu Việt Nam.

 
Thiếu năng lực tài chính
 
Đại diện Công ty TNHH Phúc Hải thừa nhận phía Phúc Hải đã kiệt quệ, đang nợ lương của các thủy thủ trên tàu hơn 1 tỉ đồng, chưa kể nợ đại lý và các khoản khác hơn 4 tỉ đồng, trong khi tài chính của công ty đã cạn kiệt vì liên tục gặp rủi ro trong thời gian vừa qua.
 
Cả chiếc tàu mang tên Phúc Hải 5 cũng là tài sản được công ty này thuê lại của Công ty Cho thuê tài chính II (ALC II) nên mọi khả năng giải quyết sự cố đều “khoán” cho  ALC II, nếu không phía Phúc Hải đành bỏ tàu.
 
 
img
Tàu Phúc Hải 5 trong một chuyến đi biển. Ảnh: C.T.V
 
Trước đó, 10 thủy thủ người Việt và 6 thủy thủ người Myanmar đi trên tàu MV Biển Nam của Công ty TNHH Thương mại Hàng hải Biển Nam cũng kêu cứu tại cảng Chennai của Ấn Độ.
 
Sau khi liên lạc với chính quyền cảng, TS Lê Tuấn, Trưởng Văn phòng đại diện Hội Người đi biển Việt Nam, Chủ tịch Chi hội Người đi biển Việt Nam TPHCM, cho biết nguyên nhân chính khiến tàu MV Biển Nam không thể cập cảng Chennai vì chủ tàu chưa đăng ký thuê đại lý tàu biển, do vậy không thể làm thủ tục nhập cảnh theo quy định. Nguyên nhân có thể do chủ tàu thiếu tài chính.
 

Địa chỉ hỗ trợ thuyền viên

 
Hiện nay, do việc tìm kiếm hợp đồng khó khăn nên nhiều chủ tàu chỉ thuê lại tàu hoạt động, đôi khi làm ăn chụp giựt. Để tránh những thiệt thòi đáng tiếc, theo ông Phạm Thắng, trước khi ký hợp đồng lao động, thuyền viên phải nắm rõ chủ tàu thực sự là ai để biết khả năng tài chính, độ tin cậy… Ngoài ra, phải nắm rõ các điều khoản trong hợp đồng, tuyến đường tàu đi qua để yêu cầu trang bị bảo hộ lao động, mức tiền lương, tiền ăn phù hợp. Trong trường hợp tàu bị lưu giữ, thuyền viên hãy liên hệ ngay với Tổ chức Bảo vệ quyền lợi thuyền viên quốc tế (ITF)  để được hỗ trợ hoặc liên hệ chính quyền cảng gần đó để được tiếp tế lương thực.
Là chuyên gia hoạt động hơn 35 năm trong ngành hàng hải, ông Phạm Thắng, Phó Ban Quản lý An toàn và Chất lượng của Công ty Cổ phần Vận tải Biển Việt Nam (gọi tắt là VOSCO), cho biết thực tế khi tàu cập cảng, do điều kiện khách quan (thời tiết, hàng vào cảng nhiều…), tàu phải kéo dài thời gian neo tại cảng, nhiều chủ tàu lớn còn đủ khả năng chi trả phí phát sinh, trong khi những chủ tàu nhỏ, năng lực tài chính hạn hẹp nên dễ dẫn đến tình trạng thiếu lương thực, thực phẩm.
 
Một nguyên nhân khác là khi chính quyền cảng kiểm tra kỹ thuật trên tàu, nếu không bảo đảm, họ lưu giữ tàu yêu cầu sửa chữa, nếu chủ tàu không đủ tài chính để khắc phục thì thuyền viên đành nằm chờ.
 
Thuyền viên cần biết rõ chủ tàu
 
Ông Nguyễn Văn Trọng, thuyền trưởng hạng nhất, có hơn 30 năm kinh nghiệm đi biển, cho biết: “Thực tế đáng lo ngại là rất ít hoặc hiếm thuyền viên biết rõ các điều khoản trong hợp đồng lao động, bởi trình độ nhận thức hạn chế, đến khi xảy ra tranh chấp mới té ngửa. Chưa kể những bất đồng về ngôn ngữ, chuyên môn, sức khỏe khiến hoạt động của thuyền viên trên tàu gặp không ít khó khăn nên việc bị chủ tàu chửi bới, trù dập rất dễ xảy ra”.
 
Là đơn vị cung cấp lao động thuyền viên cho các công ty nước ngoài khá uy tín, ông Võ Lê Anh Dũng, Phó trưởng Phòng Công ty Cổ phần Vận tải biển và Hợp tác lao động quốc tế, khuyến cáo: Hiện trên internet có rất nhiều thông tin về các chủ tàu, người lao động có thể tham khảo trước khi ký hợp đồng.
 
Qua đó nắm được năng lực tài chính cũng như quản lý của chủ tàu. Trên thực tế, rất nhiều thuyền viên bất mãn bởi khi ký hợp đồng được trả lương rất cao nhưng khi lên tàu thì bị đủ thứ chế tài khiến mức lương giảm thấp bởi chủ tàu “treo đầu dê bán thịt chó”.
 
Góp phần hạn chế tình trạng này, TS Lê Tuấn cho biết: “Chi hội Người đi biển Việt Nam đã đi vào hoạt động gần 2 năm nay, là tổ chức đại diện cho những công dân Việt Nam hoạt động liên quan đến lĩnh vực đi biển. Trong trường hợp hội viên gặp các sự cố liên quan, chúng tôi sẽ là người đại diện đứng ra yêu cầu chủ tàu thực hiện đúng nghĩa vụ của họ. Làm sao phải bảo đảm mọi quyền lợi chính đáng của hội viên”.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo