xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Ô nhiễm sông Hồng chưa quá trầm trọng

Thế Dũng thực hiện

PGS-TS Bùi Cách Tuyến, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên - Môi trường kiêm Tổng Cục trưởng Tổng cục Môi trường, cho biết Việt Nam sẽ có ý kiến với phía Trung Quốc về việc ô nhiễm ở đầu nguồn sông Hồng

* Phóng viên: Thưa ông, Tổng cục Môi trường vừa có báo cáo quan trắc, đánh giá hiện trạng nước sông Hồng đoạn chảy qua TP Lào Cai nhưng xem ra khác với tình trạng ô nhiễm trong thực tế?

 

img

- PGS-TS Bùi Cách Tuyến:
Đúng là nước sông Hồng đoạn chảy qua TP Lào Cai có sự ô nhiễm bất thường nhưng không quá trầm trọng. Vào thời điểm mùa khô hiện nay, sông cạn, nước còn ít nên rất dễ xảy ra việc phân hủy ở bùn sình tạo ra mùi hôi thối. Còn khi nước chảy mạnh, lưu tốc cao thì hòa loãng nhanh và di chuyển các chất thải nếu có. Tuy nhiên, một nguyên nhân chủ quan là do hoạt động của một số cơ sở sản xuất, sinh hoạt bên Trung Quốc. Phía Việt Nam đã liên lạc với tỉnh Vân Nam nhưng cơ quan chức năng bên họ vẫn chưa tích cực, còn lơ là. Vì thế, cơ quan chức năng ở ta thiếu nguồn thông tin, số liệu quan trắc bên đó. Hiện cơ quan chức năng Việt Nam vẫn đang tập trung theo dõi tại các trạm quan trắc xuyên biên giới.
 
* Tổng cục Môi trường đã đề xuất những biện pháp tức thời nào, như có ý kiến với Đại sứ quán Trung Quốc hoặc tỉnh Vân Nam, để cải thiện tình hình?
 
- Chúng tôi sẽ đề nghị Bộ Ngoại giao ta có ý kiến với Bộ Ngoại giao Trung Quốc về việc chính quyền địa phương và cơ quan chức năng phía họ phải tích cực hơn trong việc chia sẻ thông tin và có trách nhiệm hơn đối với tình trạng nguồn nước đầu nguồn sông Hồng bị xâm hại. Thực tế, hiện phía tỉnh Vân Nam cũng lơ là việc này vì hậu quả là hạ nguồn thuộc Việt Nam phải gánh chịu chứ không phải họ.
img

Cán bộ Tổng cục Môi trường tiến hành quan trắc trên sông Hồng. Ảnh: TỔNG CỤC MÔI TRƯỜNG

 
* Tỉnh Lào Cai cũng phải có trách nhiệm về việc này, như nêu ý kiến với chính quyền tỉnh Vân Nam?
 
- Theo tôi được biết, quan hệ giữa hai tỉnh vẫn tập trung cho việc giao thương, phát triển hợp tác kinh tế, còn vấn đề môi trường chưa được đặt ra nhiều. Vấn đề ô nhiễm đầu nguồn sông Hồng cũng có một phần trách nhiệm quản lý của Lào Cai. Tuy nhiên, việc quan trắc sông Hồng của cơ quan chức năng tỉnh Lào Cai cũng dừng lại mức độ, các chỉ tiêu quan trắc vẫn còn hạn chế, trong khi yêu cầu cần phải làm kỹ hơn.
 
* Tình trạng ô nhiễm ở sông Hồng ảnh hưởng thế nào đến sinh hoạt và sản xuất? Tổng cục Môi trường đã có thống kê thiệt hại chưa, thưa ông?
 
- Theo đánh giá của tôi dựa trên các số liệu quan trắc vừa qua, tình trạng ô nhiễm chưa có sự ảnh hưởng lớn cho sản xuất, nếu dùng làm nguồn nước tưới cho cây trồng. Còn tác hại đối với sức khỏe con người thì tôi chưa có số liệu cụ thể về việc nguồn nước sông được chuyển thành nước sinh hoạt.
 
* Đây không phải là lần đầu sông Hồng bị ô nhiễm?
 
- Đúng là từ trước đã có tình trạng này và đã có số liệu quan trắc. Đối với các con sông, việc ô nhiễm hữu cơ là chuyện bình thường. Vì sông Hồng chảy qua các thị tứ, thị trấn từ Trung Quốc qua Việt Nam nên khi lưu lượng nước ít, lưu tốc nước thấp, hàm lượng COD, BOD tăng cũng là điều dễ hiểu nhưng chưa đến mức báo động đỏ. Lần này thì độ ô nhiễm có tăng lên và nhiều khả năng là do nguyên nhân chủ quan từ đầu nguồn.
 
Nếu tình trạng này kéo dài và ô nhiễm gia tăng thêm, Bộ Tài nguyên - Môi trường sẽ báo cáo Chính phủ. Hiện các bộ phận quan trắc vẫn theo dõi liên tục và chưa thấy báo cáo có vấn đề lớn phát sinh.

Kết quả quan trắc: Chưa ô nhiễm!

 
Theo Tổng cục Môi trường, sau khi báo chí phản ánh về việc nước sông Hồng đoạn chảy qua TP Lào Cai bị cạn nhanh và có màu, mùi khác lạ (Báo Người Lao Động ngày 1-3), tổng cục đã thành lập đoàn công tác lấy mẫu nước tại 5 vị trí thuộc địa phận Lào Cai, bắt đầu từ suối Lũng Pô (nguồn nước trước khi đổ vào sông Hồng), chiều dài toàn tuyến khoảng 70 km.
 
Kết quả, độ ôxy hòa tan (DO), tổng chất rắn lơ lửng (TSS), nhu cầu ôxy sinh hóa (BOD5) đều xấp xỉ, bằng hoặc nhỏ hơn mức cho phép của Việt Nam; trong khi lượng nhu cầu ôxy hóa học (COD), các chất chứa nitơ, kim loại nặng tại một số điểm lại cao hơn… Đánh giá cảm quan ban đầu của đoàn quan trắc cùng kết quả đo nhanh vào thời điểm quan trắc cho thấy chất lượng nước sông Hồng chưa bị ô nhiễm.
 
Tuy nhiên, theo các cán bộ Chi cục Bảo vệ Môi trường Lào Cai, gần đây, nước sông Hồng có màu khác hơn. Ở điểm đầu nguồn, nước sông có độ pH dao động trên 8 (chuẩn là 7). Kết quả tại 3 điểm quan trắc khác cho thấy chất lượng nước bị ô nhiễm bởi nhu cầu ôxy hóa học và tổng kim loại nặng, dầu, mỡ. Do nước có nhiều phù sa nên đây có thể là một nguyên nhân khiến chỉ số kim loại trong nước cao hơn.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo