xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Độc đáo nem Lai Vung

Theo Xuân Tươi (Vĩnh Long Online)

Nhắc đến huyện Lai Vung (tỉnh Đồng Tháp), người ta thường nhắc đến món đặc sản đi kèm với tên gọi của địa phương nổi tiếng rất lâu đời đó là nem Lai Vung. Nghề làm nem nơi đâu cũng có và cũng với công thức ấy, từng ấy nguyên liệu nhưng cách làm nem chua của người dân nơi đây lại tạo ra hương vị đặc trưng, không nơi nào có được...

 
img
 
Nghề làm nem đã góp phần tạo việc làm cho nhiều lao động nhàn rỗi tại địa phương.

Đặc sản làng nghề
 
"Lai Vung là xứ lạ lùng

Nem chua mà ngọt, thơm lừng mà say...”

Câu ca dao ấy không chỉ là một lời khen tặng mà như còn có ý muốn thôi thúc một người vốn có sở thích “tìm hiểu và thưởng thức” như tôi đến với Lai Vung- xứ sở của món ăn dân dã có thương hiệu nổi tiếng tự bao đời nay.
 
Hơn một lần tôi đến Lai Vung bởi sự nổi tiếng của “cô nàng đỏng đảnh” mang tên quýt hồng Lai Vung. Nay tôi trở về đây để được tìm hiểu rõ hơn về món đặc sản cũng gắn với tên tuổi của địa phương, đó là nem Lai Vung.
 
Theo anh Nguyễn Văn Dân- Phó Chủ tịch kinh tế xã Long Hậu, huyện Lai Vung: Hiện đang vào thời điểm “vía Bà” (từ tháng Giêng đến tháng Tư âm lịch), cũng là lúc nghề làm nem vào mùa “bội thu” vì rất đông khách phương xa đến và dừng chân nơi đây.
 
Du khách một khi đã tới Đồng Tháp đều nghĩ tới chuyện mua vài chục nem làm quà cho người thân.
 
Nếu như buổi đầu nem Lai Vung chỉ sản xuất tập trung ở xã Tân Thành, thì nay xã Long Hậu và thị trấn Lai Vung mới là nơi để người làm nem “hái ra tiền” vì 2 địa phương này nằm dọc theo Quốc lộ 80. Đây là tuyến đường chính xe lưu thông về các tỉnh miền Tây…
 
Qua tách trà hàn huyên, được biết: Từ những năm trước giải phóng, người khởi xướng làm nem là bà Tư Mặn ở ấp Tân Khánh, xã Tân Thành.
 
Lúc đầu, bà Tư chỉ làm nem trong các dịp đám tiệc ở địa phương, bà con ăn thấy ngon nên học nghề đem ra chợ bán. Không ngờ, món “ăn chơi cho vui” này lại được người tiêu dùng yêu thích và bán rất chạy.
 
Nem là một đặc sản có thể thưởng thức mọi lúc mọi nơi, như: ăn ngay trên chuyến đi hoặc dùng trong những bữa ăn dân dã của gia đình hay những bữa tiệc sang trọng…
 
Sau khi đất nước hoàn toàn giải phóng, người dân có điều kiện tập trung phát triển kinh tế gia đình. Ban đầu, chỉ có những hộ bán nhỏ lẻ, về sau do truyền miệng nhau nên việc buôn bán nem được khuếch trương theo xe đò, phà miền Tây. Nem Lai Vung trở thành mặt hàng bình dân có tên tuổi được ưa chuộng và được bảo hộ nhãn hiệu với tên gọi “nem Lai Vung- Đồng Tháp”.
 
Đến nay, đã có hàng chục lò nem tên tuổi như Năm Thơ, cô Hoàng, Hiệp, Quang, Chiến Ngoan, Hoàng Oanh, Ba Liêm, Út Thẳng, Tư Minh,... Trong số đó không ít người nhờ nem trở thành triệu phú, tỉ phú như Út Thẳng, Chiến Ngoan, Năm Thơ.
 
Giàu nhờ nem
 
Khi chúng tôi ngỏ ý muốn tham quan các lò nem, anh Dân giới thiệu ngay một điển hình làm kinh tế giỏi tại địa phương đó là ông Lê Ngọc Thẳng (tên thường gọi là Út Thẳng). Thuở hàn vi, ông bán nem dạo theo các tuyến xe đò lớn.
 
Dần dần, nhờ quen mối bán mà những người thợ làm nem đã không ngần ngại truyền nghề lại cho ông. Với lòng yêu nghề, ham học hỏi và nhờ số vốn tích cóp được, sau khi đã học hỏi được kinh nghiệm cộng với bí quyết riêng của mình, năm 1996 ông mạnh dạn mở một lò nem nhỏ hoạt động trên dây chuyền công nghệ bán thủ công.
 
Với ý chí cầu tiến cộng với uy tín trong nghề, sau 10 năm đi vào hoạt động, ông đã đăng ký nhãn hiệu độc quyền: “Út Thẳng” và đầu tư mở rộng diện tích kinh doanh với trang thiết bị hiện đại hơn.
 
Điều đặc biệt, vào thời điểm dịch heo tai xanh, sản phẩm làm chủ yếu từ nguyên liệu là da và thịt heo tươi sống của ông vẫn đứng vững trên thị trường nhờ biết tiếp thị và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trong khâu lựa chọn nguyên liệu đầu vào cũng như khâu sản xuất…
 
Bình quân mỗi ngày, lò nem của ông cung ứng ra thị trường từ 5- 10 thiên nem (1 thiên =1.000 chiếc). Ngoài thế mạnh là sản xuất nem Lai Vung, ông còn đầu tư kinh doanh các mặt hàng đặc sản ở khắp nơi. Chính vì thế mỗi khi khách đến đây dừng chân là có thể thoải mái lựa chọn nhiều mặt hàng sản phẩm đa dạng về làm quà cho người thân…
 
Đến lò nem, tiếp chuyện với chúng tôi là một người đàn ông tóc đã bạc trắng nhưng dáng rất nhanh nhẹn, đôi mắt sáng tinh anh và nụ cười thân thiện…
 
Anh Ngô Minh Thuyền- cán bộ văn hóa xã Long Hậu đùa vui: “Do thức khuya dậy sớm quản lý lò nem và tính toán làm ăn nhiều quá nên mới hơn 50 tuổi mà tóc ông Út Thẳng bạc trắng như vậy đó...”.
 
Ông nói, trước đây, nem được làm hoàn toàn bằng thủ công, thịt heo đưa vào cối đá quết nhuyễn, da heo được lạng nhỏ thành từng miếng. Trộn lẫn các thứ thịt, bì, tiêu, ớt… và lót kèm lá vông, sau cùng là gói lại bằng lá chuối để khoảng 3-5 ngày cho lên men là thành món ăn đậm đà.
 
Nem làm ngon và đúng cách phải đủ 8 phần thịt, 2 phần bì. Ngày nay do cạnh tranh nhau dẫn tới thiếu nguyên liệu nên lá vông được thay bằng lá tầm ruột, dây ny-lon được dùng để buộc thay dây chuối. Thịt và da heo người ta không xắt theo kiểu thủ công nữa mà đưa vào máy xay nhuyễn.
 
Tuy có một vài thay đổi nhỏ nhưng mùi vị vẫn vậy... Nem Lai Vung có thể dùng ăn với cơm, bún hoặc dùng tráng miệng nhưng ngon nhất là ăn với bánh mì. Chỉ có ăn với bánh mì mới bộc lộ được hết mùi vị ngon của nem và đã ăn một cái nem rồi thì cứ muốn ăn thêm cái nữa!
 
Cầm trên tay chiếc nem có màu đỏ hồng đậm đà với vị chua, ngọt, cay,… và được gói cẩn thận trong lá chuối xanh, đã thấy vị giác “làm việc”. Đúng như lời ông Út Thẳng đã nói: “Đã ăn một cái nem rồi thì cứ muốn ăn thêm cái nữa!”
 
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo