xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Dồn vốn cho nông nghiệp

PHƯƠNG ANH

Cuộc cạnh tranh hướng về nông thôn của các ngân hàng hiện nay cho thấy đã có sự chuyển dịch đáng kể để giành thị trường tiềm năng này

Từ trước đến nay, kênh dẫn vốn chính của khu vực nông nghiệp, nông thôn là Ngân hàng NN-PTNT (Agribank) với tổng dư nợ cho vay nông nghiệp đạt 70% tổng dư nợ tín dụng. Sau khi có Nghị định 41/2010 của Chính phủ về chính sách tín dụng phát triển nông nghiệp, nông thôn ban hành tháng 4-2010, nhiều ngân hàng (NH) bắt đầu có các dự án hướng tới khu vực quan trọng này.

img
Nhiều doanh nghiệp thiếu vốn thu mua cà phê rất cần sự hỗ trợ về tín dụng từ các ngân hàng. Trong ảnh: Thu hoạch cà phê tại Lâm Đồng. Ảnh: NGUYỄN HẢI
 
Nhu cầu còn rất lớn
 
Theo số liệu của NH Nhà nước, năm 2010, NH Công Thương (VietinBank) đã có dư nợ cho vay đối với nông nghiệp, nông thôn lên đến 35.000 tỉ đồng. “Việc VietinBank tham gia khu vực này đã tạo ra động lực cạnh tranh mới khiến ngay cả Agribank cũng phải xem lại cách phục vụ khu vực nông thôn” - Thống đốc NH Nhà nước Nguyễn Văn Giàu bình luận.
 
Tương tự, năm 2011, NH Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đưa ưu tiên vốn phục vụ nông nghiệp, nông thôn vào mục tiêu chung phục vụ phát triển sản xuất kinh doanh, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa…
 
Một số NH mới thành lập cũng đã hướng tới thị trường này. NH Liên Việt (LienViet Bank) đã triển khai đề án đầu tư phát triển tín dụng nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL giai đoạn 2010-2013 với doanh số cho vay dự kiến 5.000 tỉ đồng. Đề án này được thí điểm đầu tiên tại Hậu Giang rồi mở dần ra nhiều tỉnh ĐBSCL khác cho vay khép kín, bảo đảm  liên kết 5 nhà: Nhà nước, nhà khoa học, NH, doanh nghiệp và nhà nông... 
 
Theo các chuyên gia kinh tế, sau khi có chính sách tín dụng phát triển nông nghiệp, nông thôn, nguồn vốn đổ vào khu vực này đã được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, nhu cầu vay vốn sản xuất nông nghiệp vẫn còn rất lớn và cần sự vào cuộc mạnh mẽ hơn của các NH để nông dân không phải tìm đến tín dụng đen. Sự sẵn sàng của các NH không chỉ là dành sẵn hạn mức tín dụng cần thiết mà còn ở việc cải tiến thủ tục cho vay đơn giản hơn để phù hợp với trình độ của người vay vốn. 
 
Lợi nhuận thấp nhưng an toàn
 
Trong 10 năm qua, dư nợ tín dụng cho nông nghiệp, nông thôn đã tăng gấp 9 lần, chiếm 16,7% tổng dư nợ cho vay nền kinh tế. Tốc độ tăng trưởng bình quân trong 10 năm đạt 21,78%, tỉ trọng vốn đầu tư trung và dài hạn chiếm tới 40%.
 
Theo các chuyên gia, tín dụng nông nghiệp đem lại lợi nhuận cho NH không cao song  trong bối cảnh liên tục 3 năm trở lại đây đều phải thắt chặt chính sách tiền tệ, đặc biệt là siết hạn mức tín dụng đối với bất động sản, chứng khoán, cho vay tiêu dùng… thì sự an toàn của khách hàng nông nghiệp cùng với chính sách ưu đãi của Nhà nước đã khiến khu vực này có sức hấp dẫn hơn.
 
 Chính sách ưu đãi đối với tín dụng nông nghiệp được thực hiện khá ổn định, nhất là đối với những NH có cơ cấu tín dụng nông nghiệp cao, tỉ lệ dự trữ bắt buộc được quy định ở mức rất thấp. Thậm chí đối với Agribank, tỉ lệ dự trữ bắt buộc tại NH Nhà nước gần như bằng 0, giúp NH tăng được nguồn vốn cho vay và giảm chi phí để có điều kiện duy trì mức lãi suất cho vay thấp. Ngoài ra, NH Nhà nước còn dành một phần vốn tiền cung ứng tăng thêm để tái cấp vốn trung và dài hạn cho các NH này với tổng số tiền lên đến hàng chục ngàn tỉ đồng.

Tìm thế mạnh để phát triển

 
Tại cuộc họp trực tuyến sơ kết triển khai Nghị quyết 11 ngày 18-3, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết dù tín dụng thắt chặt nhưng vẫn tập trung ưu tiên tháo gỡ khó khăn cho sản xuất nông nghiệp.
 
Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Sinh Hùng lưu ý trong lúc khó khăn, các địa phương cần đánh giá, tìm ra các ngành, lĩnh vực là thế mạnh của mình để tiếp tục duy trì sản xuất ổn định và phát triển. Chẳng hạn, ĐBSCL có thế mạnh về sản xuất nông nghiệp, lúa gạo cần đẩy mạnh các lĩnh vực này, ưu tiên cho vay vốn để người dân sản xuất.

T.Phương

 
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo