xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Sau Nhật Bản, Libya oằn mình

Thu Hằng (Tổng hợp)

(NLĐO)- Trong lúc Nhật Bản vẫn nỗ lực không ngừng nghỉ chạy đua với thời gian để giải quyết hậu quả thảm họa động đất, sóng thần và nguy cơ rò rỉ hạt nhân, phương Tây đã hợp lực tấn công Libya.

Lúc 23 giờ 45 ngày 19-3, không quân Pháp đã mở màn khai hỏa vào lực lượng của tổng thống Libya Muammar Gaddafi. Tham gia đợt không kích là 20 máy bay chiến đấu. Dù tuyên bố của phương Tây khi đưa quân tới Libya là bảo vệ sinh mạng của người dân tại đất nước giàu dầu mỏ này nhưng những vị trí họ tấn công vào không phải là những căn cứ quân sự mà lại là dân sự.
 
Ghi nhận ban đầu sau đợt không kích của phương Tây vào Libya cho thấy đã có 48 người chết và hơn 150 người bị thương trong khu vực bị tấn công.

img
Pháp đã khai hỏa vào lực lượng của Tổng thống Libya Muammar Gaddafi

Phản ứng sau cuộc tấn công của Pháp, Anh và Mỹ, ông Gaddafi tuyên bố Địa Trung Hải đã biến thành "chiến trường", đồng thời tuyên bố sẽ trang bị vũ khí cho người dân để đối phó với các cuộc tấn công của phương Tây, bảo vệ đất nước.

Trước đó, cùng ngày hàng ngàn người Libya đã tập trung tại một khu vực được phòng thủ cẩn mật của nhà lãnh đạo Gaddafi để tạo thành lá chắn sống chống lại các cuộc không kích của các lực lượng liên quân. Khu vực này là nơi đặt các doanh trại quân đội của Libya và cũng từng là mục tiêu ném bom của Mỹ năm 1986.

Như vậy, chỉ một ngày sau khi LHQ thông qua nghị quyết áp đặt vùng cấm bay tại Libya, phương Tây đã không chần chừ tấn công, dù cho phản ứng từ phía chính quyền Gaddafi với lệnh cấm bay có vẻ nhũn nhặn khi ngay lập tức tuyên bố ngừng bắn khẩn cấp hôm 18-3. Tuyên bố ngừng bắn được đưa ra chỉ vài giờ sau khi đại tá Gaddafi khẳng định rằng Hội đồng Bảo an “không có quyền” cho một nghị quyết như vậy, “điều mà chúng tôi tuyệt đối không công nhận”.

“Đây không phải là một cuộc chiến tranh giữa 2 đất nước mà cho phép Hội đồng Bảo an can thiệp” - ông Gaddafi nói trong một cuộc phỏng vấn trên đài truyền hình Bồ Đào Nha - "Hiến chương LHQ không cho phép can thiệp vào các vấn đề nội bộ”.

Hành động lần này của phương Tây khiến nhiều người nghĩ tới một kịch bản tương tự như ở Iraq hay Afganistan trước đó, có điều lần này Mỹ không đi đầu như mọi khi. Tuy nhiên, hành động can thiệp của phương Tây tại Libya lại có vẻ có sự hợp tác cao hơn trước với 22 nước tham dự, đi đầu là Pháp. Không một quốc gia nào bỏ phiếu chống hành động can thiệp này, những nước như Nga và Trung Quốc chỉ bỏ phiếu trắng và tuyên bố đứng ngoài cuộc chiến.

Chưa đầy một ngày sau khi thông qua nghị quyết cấm bay tại Libya, Tổng thống Mỹ Obama ra tối hậu thư: “Mọi cuộc tấn công vào dân thường phải ngừng. Chính phủ Libya phải cung cấp điện, nước, khí đốt tới mọi khu vực. Các đội cứu trợ nhân đạo phải được phép tiếp cận người dân Libya”. Ông chủ Nhà Trắng nhấn mạnh rằng Libya phải thực hiện nghị quyết của Hội đồng Bảo an vô điều kiện.

“Tôi nói rõ rằng những điều kiện của nghị quyết là không thể thương lượng. Nếu Gadhafi không tuân thủ, cộng đồng quốc tế sẽ áp đặt các hậu quả và nghị quyết của LHQ sẽ được thực thi bằng hành động quân sự. Chúng tôi có mục tiêu trọng tâm, có lý do chính đáng và liên minh quân sự của chúng tôi rất mạnh” - BBC dẫn lời tối hậu thư, không khác gì một lời tuyên chiến sớm.

Câu hỏi bức thiết người ta đặt ra lúc này là liệu cuộc nội chiến Liya có thể kết thúc khi phương Tây can thiệp và số phận người dân Libya sẽ ra sao khi sống giữa hai làn đạn.

img
Nhật Bản chống chọi thảm họa động đất, sóng thần và nguy cơ hạt nhân. Ảnh AP

Trong khi đó, Nhật Bản đang bước vào tuần thứ hai vật lộn trong cuộc khủng hoảng thiên tai và hạt nhân sau thảm họa kép diễn ra ngày 11-3 với số người chết và mất tích đã vượt qua con số 18.000.
Có lẽ người dân Nhật Bản, cả đông đảo người dân trên thế giới, vẫn bị ám ảnh với hình ảnh con sóng đen ngòm giận dữ ngoạm lấy bờ biển đông bắc Nhật Bản, rồi cuốn phăng  bất kỳ thứ gì nó đi qua. Bỗng chốc nửa triệu người trong tích tắc đã bị đẩy vào cảnh vô gia cư, sống vạ vật ở những khu trú tạm, đối mặt cái rét, đói khát và đau khổ cùng cực vì mất người thân. Theo tổ chức Save Children, thảm họa ở Nhật đã đẩy 100.000 em nhỏ vào cảnh không nhà.

img
Theo tổ chức Save Children, thảm họa ở Nhật đã đẩy 100.000 em nhỏ vào cảnh không nhà. Ảnh: AP

Chưa hết, mối lo ngại lớn nhất đang tập trung vào nhà máy điện Fukushima I, cách thành phố Tokyo 250km, với nguy cơ  một thảm họa hạt nhân nghiêm trọng sẽ là tiếp nối sau thảm họa kép.

Nhật gồng mình lên chạy đua với thời gian để cứu thảm họa hạt nhân. Người ta ví đó như cuộc chiến giữa David và Goliath. Người Nhật dùng mọi cách có thể để làm mát các lò phản ứng hạt nhân, dùng vòi nước của xe cứu hỏa, trực thăng đưa nước thả vào các lò phản ứng, lần lượt thay nhau bơm thủ công và mới đây nhất là nỗ lực gắn cáp để đưa điện trở lại khởi động các máy bơm.
img
img
Những nỗ lực làm nguội lò phản ứng nhà máy Fukushima. Ảnh AP

Theo thông tin mới nhất, giới chức Nhật Bản cho biết một số phần của hệ thống làm mát tại 2 lò phản ứng số 5 và 6 đã khôi phục hoạt động. Theo đài NHK, máy phát điện diesel khẩn cấp tại lò phản ứng số 6 đã hoạt động trở lại. Ngoài ra, một ống bơm nước làm mát tại lò phản ứng số 5 cũng có thể được sử dụng và nhân viên bắt đầu làm mát bể chứa nhiên liệu đã qua sử dụng ở đó từ lúc 5 giờ ngày 19-3.
 
Ngoài những nỗ lực trên, theo hãng tin AP, các nhân viên chữa cháy cũng phun hàng chục tấn nước vào bể làm mát thanh nhiên liệu đã qua sử dụng tại lò phản ứng số 3, nơi gặp sự cố nghiêm trọng nhất, trong nhiều giờ liên tục. Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản Yukio Edano cho biết tình trạng tại lò phản ứng này có thể đã trở nên tương đối ổn định sau nỗ lực này.

Hôm qua, Nhật Bản đã phát hiện chất phóng xạ trong sữa và rau cao hơn mức cho phép tại các khu vực gần nhà máy điện hạt nhân bị ảnh hưởng bởi trận động đất và sóng thần. Trước mắt, các sản phẩm trên không “đe dọa” tính mạng con người, phát ngôn viên Chính phủ Yukio Edano cho biết.

Tuy nhiên, đến hôm nay, nhiều người đã rời bỏ ngôi nhà của mình ở gần nhà máy Fukushima 1 vì mệt mỏi với việc suốt ngày ở trong nhà và lo ngại phóng xạ. Trong khi đó, nhiều người đã trở về nhà mình ở các khu vực bị thảm họa kép tấn công mạnh nhất, thu dọn và xây dựng lại nhà cửa từ đống đổ nát.

Trong khi thế giới đang nín thở theo dõi xem liệu Nhật Bản có thể ngăn chặn được thảm họa hạt nhân hay không thì một nhóm gồm hơn 300 công nhân, kỹ sư đang đặt cược cuộc sống của mình vào đây. Họ bất chấp thực tế sẽ mắc bệnh nguy hiểm hay tử vong để chống lại nguy cơ khủng hoảng hạt nhân. Người ta gọi họ là cảm tử quân “Fukushima 50”. Họ khiến cả thế giới khâm phục về lòng quả cảm và đức hy sinh. Họ tự lấy mình ra làm bức tường sống để bảo vệ đồng bào, hành động khiến thế giới liên tưởng tới tinh thần võ sĩ đạo Samurai nổi tiếng của Nhật.

img
Người ta có thể không nhìn thấy mặt của những cảm tử quân “Fukushima 50”
 nhưng sự hy sinh của họ vì đồng bảo thì không ai có thể chối cãi. Ảnh: AP


Một điều nữa khiến thế giới ngả mũ trước Nhật Bản  là tính kỷ luật. Điếu đó càng thể hiện rõ trong lúc khó khăn này. Siêu động đất 8,8 độ Richter ở Chile năm 2000, lũ lụt năm 2007 ở Anh, siêu bão Katrina tại Mỹ năm 2005… hậu thảm họa ở các quốc gia này là nạn trộm cắp. Tuy nhiên, người ta không hề thấy có chuyện trộm cắp, hôi của ở Nhật Bản. Thay vào đó, mọi người xếp hàng dài, trật tự bên ngoài các quầy hàng thực phẩm, trong khi nhân viên cố gắng phân phát đều lượng thức ăn và nước uống có hạn.

img
Xếp hàng ngay ngắn. Ảnh: AP

"Sự hôi của không xảy ra tại Nhật Bản" - CNN dẫn lời Gregory Pflugfelder, một chuyên gia văn hóa Nhật Bản tại Đại học Columbia - "Tôi không chắc có từ ngữ đó có xuất hiện trong đầu người Nhật không nữa".

Người Nhật buồn thảm bước qua từng ngày sau thảm họa kép nhưng họ không vô cảm. Họ chia sẻ với nhau số lương thực ít ỏi, chia sẻ hơi ấm. Một em bé 9 tuổi nhất quyết xếp hàng để nhận thực phẩm chứ không chen ngang; một người cha gọi điện về cho người con xa cách: “Nghe thấy tiếng con cha mừng quá, cố lên con nhé”.

img
img
Niềm hạnh phúc nhỏ nhoi của những em bé có được tô mì lúc đói lòng. Ảnh: AP

Trong những ngày qua, cả thế giới cũng dõi theo và chia sẻ với Nhật Bản mỗi khi có một người được cứu sống. Những trường hợp đó không nhiều và có lẽ những người may mắn được cứu sống khi chưa vượt qua được cơn sốc đã phải đối mới với một thực tại khốc liệt đến khó tin.

img
img
Không cầm nổi nước mắt khi nhìn thấy ngôi nhà thân yêu giờ chỉ còn là đống đổ nát. Ảnh: AP

Phát biểu trên truyền hình 1 tuần sau trận động đất và sóng thần kinh khiếp, Thủ tướng Nhật Bản Naoto Kan cho rằng thảm họa này sẽ không làm họ gục ngã. AP dẫn lời ông Naoto Kan:  "Chúng ta sẽ xây dựng lại Nhật Bản từ đổ nát. Trong lịch sử của chúng ta, một quốc đảo nhỏ bé đã tạo nên sự phát triển kinh tế thần kỳ, nhờ vào sự nỗ lực của mọi người dân Nhật Bản. Đó là cách mà Nhật Bản vươn lên". Ông khẳng định thêm rằng Nhật Bản từng trải qua những thảm họa khủng khiếp hơn lần này nhưng vẫn trỗi dậy phi thường.

img
Thủ tướng Nhật Naoto Kan phát biểu trên truyền hình hôm 18-3. Ảnh: AFP

Vua Nhật Bản Akihito cũng tuyên bố: “Nhật Bản không từ bỏ hy vọng.”

Thực sự đây cũng là suy nghĩ chung của cả thế giới. Nhật Bản không hề đơn độc, hơn 70 quốc gia trên thế giới đã gửi cứu trợ tới Nhật Bản dưới nhiều hình thức như: gửi đội cứu trợ, quyên góp tiền… Thế giới đã chứng kiến sự trỗi dậy thần kỳ của Nhật Bản sau thế chiến thứ hai với hành trang chỉ là nguồn tài nguyên nghèo nàn, thiên nhiên không mấy khi ưu đãi.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo