xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bộ GD-ĐT ra văn bản trái luật

THẾ KHA

Những văn bản này đã bị Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật - Bộ Tư pháp “tuýt còi”

Chiều 22-3, TS Lê Hồng Sơn, Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật - Bộ Tư pháp, đã ký văn bản “tuýt còi” văn bản trái luật của Bộ GD-ĐT.

 
Sau khi nhận được phản ánh từ dư luận, Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật đã kiểm tra 3 văn bản của Bộ GD-ĐT là Công văn số 4366 ngày 23-7-2010 hướng dẫn một số nội dung về văn bằng, chứng chỉ của giáo dục đại học và trung cấp chuyên nghiệp; Công văn 4367 ngày 23-7-2010 hướng dẫn một số nội dung văn bằng, chứng chỉ của giáo dục phổ thông; Quyết định 33/2007 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT ban hành Quy chế văn bằng chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân.
 

UBND TP Hà Nội cũng bị “tuýt còi”

Cùng ngày, Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật cũng đã “tuýt còi” Quyết định 60/2008 của UBND TP Hà Nội.

Theo TS Lê Hồng Sơn, Thông tư liên tịch số 35/2008 ngày 14-7-2008 của liên bộ GD-ĐT - Nội vụ quy định cơ cấu tổ chức các phòng chuyên môn thuộc Sở GD-ĐT TP Hà Nội và TPHCM không quá 7 phòng. Trong khi đó, Quyết định 60/2008 của UBND TP Hà Nội lại quy định Hà Nội có 9 phòng chuyên môn. TS Lê Hồng Sơn cho rằng điều này có thể xuất phát từ thực tế Hà Tây sáp nhập về Hà Nội khiến bộ máy phình to. Tuy nhiên, nếu thấy cần thiết thì Hà Nội phải kiến nghị với cấp thẩm quyền để có số phòng chuyên môn thuộc sở nhiều hơn quy định.

TS Lê Hồng Sơn cho rằng hai công văn 4366 và 4367 được thể hiện dưới dạng văn bản hành chính hướng dẫn nghiệp vụ nhưng nội dung lại đưa ra quy định mang tính quy phạm pháp luật, không bảo đảm sự tương thích giữa hình thức văn bản là công văn với nội dung quy phạm đã dẫn trong đó. Hơn nữa, căn cứ pháp lý được dẫn trong hai công văn này là Quyết định 33 có một số nội dung cần phải xem xét, xử lý vì không phù hợp với nội dung Nghị định 158/2005 của Chính phủ về đăng ký quản lý hộ tịch.
 
Cụ thể: Khoản 1, điều 21 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 33 quy định: “Cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng, chứng chỉ có trách nhiệm chỉnh sửa nội dung ghi trên văn bằng, chứng chỉ đã cấp cho người học trong các trường hợp sau đây: a. Sau khi được cấp văn bằng, chứng chỉ, người học được cơ quan có thẩm quyền cải chính hộ tịch theo quy định của pháp luật về cải chính hộ tịch; b. Các nội dung ghi trên văn bằng, chứng chỉ bị ghi sai do lỗi của cơ quan cấp văn bằng, chứng chỉ”.
 
Về nguyên tắc, hồ sơ, giấy tờ của cá nhân trong đó có văn bằng chứng chỉ được cấp (không thuộc các trường hợp bị thu hồi, hủy bỏ) phải phù hợp với giấy khai sinh của người đó. TS Lê Hồng Sơn dẫn ra quy định trong Nghị định 158: “Mọi hồ sơ, giấy tờ cá nhân có nội dung ghi về họ; tên; chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; dân tộc; quốc tịch; quan hệ cha, mẹ, con phải phù hợp với giấy khai sinh của người đó” và cho rằng Quyết định 33 quy định cơ quan có thẩm quyền chỉ có trách nhiệm chỉnh sửa nội dung ghi trên văn bằng, chứng chỉ trong các trường hợp như trên là thiếu căn cứ và không bảo đảm quyền lợi của người học về việc văn bản, chứng chỉ được cấp phải có nội dung phù hợp với giấy khai sinh.
 
Cục Kiểm tra văn bản đề nghị Bộ GD-ĐT sớm kiểm tra, chỉnh sửa nội dung 3 văn bản trái luật trên.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo