xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Quy hoạch lễ hội: Lúng túng!

Hải Phương

Nếu quy hoạch theo hướng hạn chế bớt lễ hội, ngay các nhà quản lý và giới nghiên cứu cũng có nhiều ý kiến khác nhau

Trước thực trạng tổ chức lễ hội tràn lan, tốn kém và chất lượng không cao như vừa qua, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định 1138/QĐ-BVHTTDL, xây dựng quy hoạch lễ hội toàn quốc. Theo đó, Cục Văn hóa Cơ sở (Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch) có nhiệm vụ xây dựng quy hoạch lễ hội trên toàn quốc, thời hạn hoàn thành là quý IV/2011. Tuy nhiên, quy hoạch như thế nào đang là bài toán khó.
img
Một cảnh trong lễ hội Đống Đa .Ảnh: CỘNG TÁC VIÊN

Tốn tiền tỉ vẫn không hiệu quả

Theo thống kê của Cục Văn hóa Cơ sở, có 7.966 lễ hội được tổ chức mỗi năm, trong đó có 7.039 lễ hội dân gian, 544 lễ hội tôn giáo, 322 lễ hội lịch sử cách mạng… Với số lượng này, trung bình một ngày ở Việt Nam có khoảng 21 lễ hội. Nhiều lễ hội nhưng đụng đâu cũng thấy bất cập. Cũ, nhàm, lãng phí và hiệu quả xã hội thấp… là “bệnh” của nhiều lễ hội khiến dư luận bức xúc.

2011 được xem là năm “thắt lưng buộc bụng” để kiềm chế lạm phát, thế nhưng từ đầu năm đến nay vẫn có không ít lễ hội được tổ chức với kinh phí hàng chục, thậm chí vài trăm tỉ đồng. Cái lý của nhà tổ chức lễ hội là để quảng bá thương hiệu, thu hút khách du lịch nhưng thực chất có mấy lễ hội thu hút được khách du lịch? Đơn cử, Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột dịp tháng 3 vừa qua, đã tốn 15 tỉ đồng; Tuần lễ Du lịch  Hạ Long tổ chức từ ngày 28-4 đến 2-5 dự kiến chi cả trăm tỉ đồng. Đó là chưa kể hàng loạt địa phương đua nhau tổ chức các festival hằng năm rất tốn kém. Khi xin phép, đề án ghi kinh phí chủ yếu là nguồn xã hội hóa nhưng trên thực tế thì không hẳn thế. Đề án đã được duyệt, kế hoạch đã lên, không vận động được kinh phí từ các nguồn xã hội hóa, chẳng lẽ bỏ? Và giải pháp bổ sung là dùng ngân sách  để  thực hiện - thực chất  đã được tính toán từ trước.

Cũng có thể chấp nhận đầu tư từ kinh phí ngân sách nếu các lễ hội được làm hay, đặc sắc, quảng bá được thương hiệu, tạo đà phát triển du lịch tạo nguồn thu cho địa phương. Lâu nay các lễ hội có làm dở cũng chẳng ai bị trách, phạt. Lĩnh vực này vô tình trở thành mảnh đất màu mỡ để nhiều cá nhân và đơn vị trục lợi.

Bức xúc lễ hội

Từng tham gia viết kịch bản cho một vài lễ hội, tác giả Chu Thơm (Cục Nghệ thuật Biểu diễn) nói: “Lễ hội ngày xưa, phần lễ được đặc biệt  coi trọng, phần hội ít thôi và phần này dành cho người dân tham gia. Bây giờ, phần hội được đẩy lên, chiếm tới 80% - 90% sự kiện, phần lễ teo lại chỉ còn “dăm câu ba điều”. Kinh sợ nhất là phần lớn các lễ hội hiện nay chỉ do 1-2 người viết kịch bản. Vì chỉ 1-2 người, nhảy khắp Bắc - Trung – Nam, “tuần chay nào cũng có nước mắt”, nên lễ hội vốn là “đặc sản” vùng miền cứ giông giống nhau”.

Đồng ý kiến với tác giả Chu Thơm, họa sĩ Hoàng Hà Tùng, từng tham gia  làm lễ hội dịp đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội, cho biết: “Lễ hội bây giờ đang bị một vài đơn vị tư nhân thao túng. Viện cớ xã hội hóa, lễ hội nào có tiền là được đem ra đấu thầu, kết cục vẫn rơi vào 1 - 2 đơn vị, mà nếu xét về chất lượng tổ chức thì còn rất nhiều vấn đề cần phải bàn. Cũng chính vì sự “quen mặt” đến mức nhàm của đơn vị tổ chức nên người xem cũng buộc phải chấp nhận  một loại kịch bản cũ rích do 1 - 2 tác giả thuộc ê-kíp của đơn vị tổ chức viết ra. Nếu lễ hội tổ chức ở miền núi, bao giờ cũng có những màn múa với những trang phục dân tộc; bộ đội với đạo cụ là gùi, lá cây; nếu là vùng biển sẽ có màn múa quạt và sóng nước… Trang phục tới hàng ngàn bộ, phần lớn đi thuê và các đơn vị cho thuê trang phục cũng nằm trong các ê-kíp “quen mặt” làm lễ hội. Vì thế, chẳng có gì mới, cứ hoành tráng một cách na ná nhau!”.

Người dân tổ chức, Nhà nước quản lý

Việc quy hoạch cũng không đơn giản, vì nếu để quy hoạch theo hướng hạn chế bớt lễ hội, ngay các nhà quản lý và nghiên cứu cũng có nhiều ý kiến khác nhau. Bởi lễ hội là nhu cầu của người dân, họ có quyền hưởng thụ, thay vì dẹp, bỏ, hãy trả lễ hội về cho người dân với đúng quy mô của nó. Nghĩa là lễ hội của làng, của xã, của huyện, hãy để người dân ở đó tổ chức; Nhà nước chỉ quản lý, giám sát.

Với các lễ hội liên quan đến các hoạt động chính trị và văn hóa từ Trung ương đến khu vực, cấp tỉnh, cấp huyện như các lễ hội mang tính chất nghề nghiệp, doanh nghiệp, chính trị, văn hóa, xã hội mà ta gọi là “festival mới”; các  lễ hội mang tính quảng bá văn hóa, du lịch… thì cần thiết phải có quy hoạch và xây dựng hệ thống tổ chức tốt hơn. Lý do là dư luận cho rằng phần lớn các lễ hội này đang bị một số đơn vị tư nhân thao túng thầu. Mặt khác, lối tổ chức rập khuôn theo kiểu “sân khấu hóa” bằng nghệ thuật chuyên nghiệp khiến các lễ hội trở nên nhàm chán, không thu hút được sự quan tâm của dư luận nên hiệu quả xã hội cũng ngày càng ít đi.

Bản sắc lễ hội thuộc về người dân

Là dân làm nghệ thuật chuyên nghiệp nhưng Chu Thơm, Hoàng Hà Tùng và nhiều nghệ sĩ đều không đồng tình với việc sân khấu hóa lễ hội với những cuộc đổ bộ của nghệ sĩ chuyên nghiệp. Chính vì sân khấu hóa lễ hội nên đã nảy sinh tình trạng chạy sô trong giới dàn dựng và biểu diễn.

Nói như họa sĩ Hoàng Hà Tùng là “cuộc chạy đua vũ trang” làm lễ hội. Trong khi đó, lẽ ra với hơn 7.000 lễ hội dân gian, vốn là “đặc sản” vùng miền do người dân địa phương sáng tạo, gìn giữ phải được chính người dân địa phương phát huy với tinh thần nhập cuộc. Họ là người giữ gìn, phát huy và chỉ họ mới có thể làm nên bản sắc khó trộn lẫn để lễ hội thực sự trở thành đặc sản thu hút khách du lịch. Nhưng thực tế đang diễn ra điều ngược lại.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo