xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Vụ Vinalines: Rắc rối chuyện đòi bồi thường

THẾ KHA

Vinalines đang xem xét yêu cầu đối tác thuê tàu bồi thường số tiền mà hãng này mới bị “mất oan”

Như Báo Người Lao Động ngày 20-4 đã phản ánh, sau khi Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) chuyển 800.000 USD theo phán quyết của tòa án cấp tỉnh ở Trung Quốc, tàu Vinalines Global (VG) đã trở lại hoạt động bình thường.
 
img
Tàu vận tải biển của Vinalines. ẢNH DO VINALINES CUNG CẤP
 
Đối tác thuê tàu phải bồi thường
 
Trưởng Ban Pháp chế Vinalines, ông Trần Mạnh Hà, cho biết đây là vụ tranh chấp tay ba và phía Vinalines đang tiếp tục làm rõ trách nhiệm của bên đối tác trực tiếp thuê tàu để có hướng xử lý. Vinalines đang xem xét yêu cầu đối tác thuê tàu bồi thường 800.000 USD mà hãng này mới bị “mất oan”, nếu không thì sẽ kiện.
 
“Vì đây là hợp đồng cho thuê tàu chuyến chứ không phải thuê tàu định hạn như một số thông tin trước đó đã nêu nên chúng tôi không phục bản án này. Vì thấy những khiếm khuyết nghiêm trọng trong quá trình xử của tòa cấp tỉnh  ở Trung Quốc nên chúng tôi đang kiện vụ án này lên Tòa án Tối cao của Trung Quốc” - ông Trần Mạnh Hà khẳng định.
 
Theo ông Hà, hợp đồng ký kết cho thuê tàu được Vinalines làm rất chuẩn mực, theo đúng tiêu chuẩn quốc tế và có sự hỗ trợ tư vấn của các luật sư người Anh và Hồng Kông. Tòa án Tối cao Trung Quốc đã nghiên cứu vụ việc và thấy rằng phản ánh của Vinalines là có lý nên đã khuyên hai bên nên đàm phán với nhau về số tiền bồi thường. Vinalines thấy rằng nếu tiếp tục theo kiện, sẽ mất nhiều tháng và việc tàu bị giữ sẽ gây thiệt hại hàng ngàn USD/ngày, vì thế sau khi thỏa thuận, Vinalines đã chấp nhận bồi thường 800.000 USD.
 
Phán quyết chưa thuyết phục
 
“Theo thông lệ quốc tế, khi xảy ra tranh chấp trong việc cho thuê tàu biển thì phải đưa vụ việc sang Trọng tài Hàng hải London (Anh) giải quyết. Nhưng trong sự vụ này, một tòa cấp tỉnh ở Trung Quốc đã tiếp nhận và ra phán quyết, gây bất lợi cho Vinalines, như vậy là trái với Luật Hàng hải quốc tế. Thẩm phán đã dựa vào Luật Dân sự Trung Quốc để xử nên có nhiều sai trái” - ông Trần Mạnh Hà nói. 
 
Trong khi đó, đơn vị nhận hàng phía Trung Quốc lại cho rằng hàng trên tàu VG là của họ và họ đã kiện Vinalines với lý do giữ hàng trái phép, gây thiệt hại chứ chưa chắc đơn vị đó đã là chủ của lô hàng này.
 
Phân tích về khía cạnh pháp lý, luật sư Lê Thành Kính (Đoàn Luật sư TPHCM) cho rằng bên nhận hàng không liên quan đến hợp đồng ký kết giữa hai bên nên khi Vinalines giữ hàng trên tàu VG không chịu bàn giao thì họ có quyền khởi kiện theo đúng luật. Vinalines có thể khởi kiện để yêu cầu đối tác bồi thường thiệt hại và khắc phục hậu quả nhưng gửi đơn tới tòa án nào lại phụ thuộc vào nội dung trong hợp đồng có quy định cụ thể, chi tiết hay không.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo