Tại hội thảo quốc gia lần thứ hai “Tranh chấp chủ quyền tại biển Đông: Lịch sử, địa chính trị và luật pháp quốc tế” vào ngày 26-4, GS Đặng Đình Quý, quyền Giám đốc Học viện Ngoại giao, Chủ nhiệm Chương trình Nghiên cứu về biển Đông, nhận định: Sau Diễn đàn An ninh khu vực (ARF) 17 tại Hà Nội năm 2010, tình hình biển Đông đã chuyển sang một giai đoạn mới, do đó cần phải có tư duy và phương pháp tiếp cận mới đối với biển Đông.
Lập trường Trung Quốc có nhiều thay đổi
Cơ hội tăng cường hợp tác
Các học giả tham gia hội thảo đều cho rằng biển Đông không chỉ là vấn đề xung đột, tranh chấp, đối đầu mà còn là cơ hội để các nước tăng cường hợp tác. Vụ trưởng Vụ Tuyên truyền thông tin và tư liệu - Ủy ban Biên giới quốc gia, ông Nguyễn Trường Giang, khẳng định muốn giữ được chủ quyền về biển đảo, cần phải có nỗ lực của người dân. “ Đồng thuận dân tộc mới giữ được chủ quyền mà đồng thuận đó chỉ đạt được khi người dân có cùng nhận thức” - ông Nguyễn Trường Giang nói.
Về các cơ sở pháp lý và lịch sử chủ quyền của Việt Nam và các bên liên quan, các đại biểu cho rằng Việt Nam có nhiều bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để chứng minh chủ quyền của mình ở Hoàng Sa và Trường Sa. Việt Nam đã chiếm hữu thực sự, hòa bình và thực thi liên tục chủ quyền của mình ở đây.
Với cái nhìn của một người có nhiều năm tham gia đàm phán về biên giới lãnh thổ với Trung Quốc, ông Vũ Khoan, nguyên Phó Thủ tướng, nhấn mạnh muốn giải quyết được tranh chấp biển Đông, phải biết rõ những mặt mạnh và mặt yếu của cả ta và Trung Quốc để có thể đối phó được với những hệ lụy của cuộc tranh chấp này.
Bốn kịch bản cho tình hình biển Đông Tại hội thảo, GS Lê Văn Cương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược và Khoa học Công an - Bộ Công an, đưa ra 4 kịch bản cho tình hình biển Đông từ nay đến năm 2020.
Một là, tình hình khu vực sẽ tốt hơn hiện nay nếu như các bên, đặc biệt là Trung Quốc, hành xử đúng theo những gì mình đã nói, đó là “tạo dựng biển Đông thành một vùng biển hòa bình và hợp tác”.
Hai là, tình hình sẽ cơ bản như hiện nay, quá trình hợp tác và đấu tranh tiếp tục và đan xen lẫn nhau. Ba là, tình hình xấu hơn hiện nay, tức mặt xung đột, tranh chấp nhiều hơn hợp tác nhưng chưa có xung đột quy mô lớn. Bốn là, xảy ra xung đột lớn.
Theo GS Lê Văn Cương, kịch bản thứ ba có khả năng diễn ra nhiều hơn nếu các bên không có những nỗ lực kịp thời. |
Bình luận (0)