xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Syria không phải là Libya

Tường Minh

Khác hẳn với Libya, hành động đàn áp dân thường của chính phủ Syria - trở nên bạo liệt hôm 29-4 - vẫn không khiến Tổng thống Mỹ Barack Obama phải kêu đòi Tổng thống Bashar al-Assad từ chức. Mỹ cũng không cân nhắc hành động quân sự

Thay vào đó, hôm 29-4, Nhà Trắng đã có một bước đi mà hầu hết các nhà phân tích đều cho là sẽ gây ra một tác động vừa phải: Thông báo trừng phạt đối với 3 quan chức cao cấp, trong đó có người anh em ruột và anh em họ của ông Assad.

Cách phản ứng của người Mỹ giải thích sự tính toán khác nhau mà nước Mỹ hướng đến ở các quốc gia này. Thử so sánh giữa Syria và Libya: Ông Assad ít bị quốc tế cô lập hơn nhiều so với nhà lãnh đạo Libya, đại tá Muammar Gaddafi.
Ông ấy chỉ huy quân đội thiện chiến hơn và theo các chuyên gia, đội quân đó khó có thể chống lại ông ta như quân đội ở Ai Cập đã làm đối với Tổng thống Hosni Mubarak. Và những hiệu ứng của việc truất phế ông Assad sẽ rộng hơn và khó dự báo hơn trường hợp của đại tá Gaddafi.
“Syria có tầm quan trọng trong một chừng mực mà Libya không có” - Steven A. Cook, thành viên cao cấp nhóm nghiên cứu về Trung Đông tại Hội đồng Đối ngoại Mỹ, nói.
“Không có quyền lợi chủ yếu của Mỹ bị ràng buộc ở Libya. Nhưng một Syria quá bất ổn có tác động đối với Iraq, Lebanon và Israel”. Tính chất phức tạp này khiến Syria trở thành một trường hợp mà quốc tế ít dứt khoát hơn về mặt đối sách, ngay cả những người kêu gọi có hành động quân sự mạnh của Mỹ chống Libya.
Thượng nghị sĩ John McCain, cùng các thượng nghị sĩ Lindsey Graham và Joseph I. Liebeman, đã hối thúc ông Obama yêu cầu ông Assad từ chức.
Nhưng ông McCain, người sớm ủng hộ một khu vực cấm bay ở Libya, nói rằng ông phản đối hành động quân sự ở Syria. Các nhóm nhân quyền thậm chí còn cẩn trọng hơn.
“Nếu ông Obama đã kêu gọi ông Assad ra đi, tôi không nghĩ điều đó sẽ làm thay đổi nhiều thứ trong dân chúng, về tình trạng hoặc hình thái. Trong trường hợp này, trừng phạt là biện pháp đúng đắn”- Joe Stork, Phó Giám đốc phụ trách Trung Đông của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW), nhận định.
Trong các biện pháp trừng phạt của Mỹ có việc đóng băng tài sản của 3 quan chức hàng đầu, đáng chú ý là Maher al-Assad, em trai của Tổng thống Assad và một tư lệnh lữ đoàn đang chỉ huy các chiến dịch ở thành phố phía Nam Dara’a.
Chính quyền không áp đặt lệnh trừng phạt đối với Tổng thống Assad, cho rằng họ chỉ tập trung vào những người chịu trách nhiệm trực tiếp đối với các vụ vi phạm nhân quyền.
Liên minh châu Âu (EU) hôm 29-4 cho biết họ đang chuẩn bị một lệnh cấm vận vũ khí chống Syria và dọa sẽ trừng phạt mạnh hơn, bao gồm cắt viện trợ.
Và tại Geneva, Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc đã thông qua một nghị quyết lên án lực lượng an ninh Syria sử dụng vũ khí giết chóc để đàn áp những người biểu tình hòa bình.
26 nước ủng hộ nghị quyết nhưng 9 nước phản đối, trong đó có Nga và Trung Quốc. Hai nước này cũng đã ngăn chặn nỗ lực thông qua một nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc vào tuần này, khác với hai lá phiếu trắng của họ khi biểu quyết về thiết lập vùng cấm bay ở Libya.

Một quan chức cao cấp nói Mỹ sẽ không chần chừ đưa Tổng thống Assad vào danh sách trừng phạt nếu bạo lực vẫn tiếp tục. Tuy nhiên, Nhà Trắng dường như đang tính toán rằng Mỹ vẫn có thể thuyết phục ông ấy kiềm chế để tránh điều mà ông Steven A. Cook nhận định ở trên.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo