xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tìm vàng, vận may và nước mắt

Hải Vũ - Thúy Phương

Từ tháng 4-2011 đến nay, hàng loạt vụ sập hầm khai thác vàng ở Nghệ An, Quảng Nam, Bình Định… đã vùi chết hàng chục người. Tuy nhiên, bất chấp nguy hiểm luôn chực chờ, nhiều người vẫn đổ xô đi tìm vận may

img
Lực lượng cứu nạn tìm kiếm thi thể những người bị hầm vàng vùi lấp ở Quảng Nam tháng 3-2011. Ảnh: Thúy Phương
Sáng sớm, khi sương mù còn phủ kín, sông Lam đoạn chảy qua huyện miền núi Tương Dương – Nghệ An, nơi xảy ra vụ sập hầm vàng vùi chết 5 người vào ngày 1-5 vừa qua, đã náo động bởi tiếng người và máy móc.
Đi dọc sông Lam qua các xã của huyện Tương Dương: Tam Quang, Tam Đình, Thạch Giám, Yên Hòa, Yên Thắng…, tới đâu, chúng tôi cũng gặp cảnh người dân đổ xô đào xới đất đá tìm vận may từ vàng.

Sống chết trong gang tấc

Trong vai người đi tìm mua lại “mỏ” vàng, chúng tôi tiếp cận một số người đang khai thác ở một hầm rộng khoảng 200 m2, sâu 15-20 m tại xã Tam Quang. Vụ sập hầm vàng mới đây làm 5 người chết có vẻ không làm cho người ta chùn bước.
Chị Tình, nhà ở bản Tam Hương, xã Tam Quang, rầu rĩ: “Tụi tôi đào mót thôi, làm cật lực cả ngày may lắm cũng chỉ được 50.000 - 80.000 đồng. Cực nhọc lắm, lại nguy hiểm nữa nhưng không đào tìm vàng thì biết làm gì sống bây giờ…”. Nói rồi, người phụ nữ khắc khổ này lại tiếp tục sàng đãi cát sỏi tìm vàng.
Tình trạng khai thác vàng trái phép ở Tương Dương nổi lên rầm rộ từ năm 2009, khi anh Lô Văn Ối ở xã Yên Hòa đào được cục vàng nặng 2,1 kg và trở nên giàu có.
Nhiều người dân địa phương đã bỏ ruộng nương để đi đào đãi vàng nhưng thực tế không như họ kỳ vọng. Đánh vật với rừng thiêng, nước độc; đối mặt cùng bệnh tật, chết chóc… song họ chỉ tìm được những hạt vàng sa khoáng li ti.
Với vẻ mặt hốc hác, dáng người tiều tụy sau những ngày gian nan ở bãi vàng, anh Vi Văn Dương, nhà ở xã Yên Thắng, tâm sự: “Tôi làm ở đây mấy năm rồi, ngày nào cũng ngâm mình trong dòng nước ngập bùn và hóa chất, vừa cay mắt vừa khó thở, da thịt bị lở loét. Thế mà hôm nào may mắn lắm cũng chỉ được ít hạt vàng nhỏ, tính ra không đủ ăn”.
Tại các điểm khai thác vàng, ranh giới giữa sự sống và cái chết chỉ trong gang tấc nhưng nhiều người vẫn bất chấp.
Chứng kiến cảnh hơn 40 người đang miệt mài đào bới đất trong một hầm sâu 15-20 m ở bản Tam Hương, chúng tôi không khỏi rùng mình. Vách đất dựng đứng, từ trên nhìn xuống hầm, chúng tôi đã chóng cả mặt. Bên dưới, mọi người cặm cụi khoét hàm ếch để tìm vàng, trong khi hàng trăm tấn đất đá có thể đổ sập xuống bất cứ lúc nào.
“Mình vừa làm vừa cầu trời cho hầm đừng sập. Biết nguy hiểm nhưng nghèo khó quá, mình đành nhắm mắt làm liều thôi” - Xeo Văn Pươn, quê ở huyện Kỳ Sơn - Nghệ An, thổ lộ.

Ngoài vụ 5 người chết, trước đó, ngày 2-4, ở Tương Dương cũng xảy ra vụ sập hầm vàng vùi chết một người. “Đói khổ quá nên bà con mới đi đào đãi vàng kiếm cái ăn và tìm vận may, ai ngờ… Họ mất đi khi giấc mộng đổi đời từ vàng vẫn còn dở dang” - ông Lương Văn Ngọ, phó bản Đình Hương, xã Tam Đình, buồn bã.

Tai nạn dồn dập

Năm 2008, như nhiều thanh niên khác trong làng, anh em Huỳnh Văn Xin (SN 1982), Huỳnh Văn Linh (SN 1991) ở xã Tam Lãnh, huyện Phú Ninh – Quảng Nam, cũng khăn gói vào bãi vàng ở núi Thánh Giá tìm vận may. Trong một đêm mưa gió, lúc đang đào xới dưới hầm sâu, đất đá đổ sập xuống chôn vùi anh em họ trong chốc lát.
Cũng kỳ vọng đổi đời từ vàng, tháng 10-2008, ông Nguyễn Thanh Dũng cùng vợ và con trai lớn đã bị chôn vùi dưới hầm sâu tại bãi vàng Sũng Mù - huyện Phú Ninh, để lại 3 đứa con thơ.
Tang thương nhất là vào ngày 5-11-2009, tại bãi vàng Nước Vin ở xã Trà Giác, huyện Bắc Trà My – Quảng Nam, do mưa lớn kéo dài, nửa quả đồi đã đổ ụp xuống các hầm vàng làm 13 người chết, 7 người trọng thương...
Từ đầu năm đến nay, tại Quảng Nam tiếp tục xảy ra nhiều vụ sập hầm vàng gây thương vong. Mới đây, sáng 14-3, một nhóm người kéo vào thôn Bồng Miêu, xã Tam Lãnh, huyện Phú Ninh khai thác vàng.
Bất ngờ, hầm vàng sập vùi chết một người và làm 3 người bị thương nặng. Tiếp đến, ngày 16-3, thêm 2 người khai thác vàng trái phép ở sông Tranh, xã Phước Gia, huyện Hiệp Đức đã thiệt mạng khi bị đất đá vùi lấp…
Thế nhưng, vì cuộc mưu sinh và khát vọng đổi đời, nhiều người vẫn liều mình đánh đổi tất cả. Hiện nay, trên những cánh rừng già ở các huyện Tây Giang, Nam Giang, Trà My, Phú Ninh, Thăng Bình, Phước Sơn, Hiệp Đức…, hàng ngàn người vẫn miệt mài chui rúc dưới những căn hầm sâu hoắm để đào bới tìm vận may.
Họ không chỉ là người địa phương mà còn đến từ nhiều nơi: Phú Thọ, Bắc Giang, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Ngãi... Thế nhưng, vận may đâu chưa thấy, họ chỉ luôn gặp phải những nỗi nhọc nhằn, hiểm nguy, chết chóc...

Nhọc nhằn, lại bị nợ lương

Tại Đắk Nông, hiện có ít nhất 3 tiểu khu rừng thuộc các xã Đắk Ha, Quảng Hòa, Quảng Sơn ở huyện Đắk Glong đang bị hàng trăm người cùng phương tiện tàn phá để khai thác vàng trái phép.

Theo những người đào vàng tại tiểu khu 1716, xã Đắk Ha, huyện Đắk Glong, việc khai thác chẳng lời lãi được bao nhiêu nhưng do đã đầu tư máy móc nên đành phải bám trụ. Anh Nguyễn Văn Liền, quản lý bãi khai thác vàng cho ông chủ tên Sáng, cho biết: “Chỉ riêng một chiếc máy múc mỗi ngày đã tốn hơn 3 triệu đồng tiền dầu. Trong khi đó, việc khai thác chỉ tự phát nên ít hiệu quả”. Cũng vì vậy, nhiều người đào vàng chỉ được trả 70.000 - 80.000 đồng/ngày mà phải làm việc hết sức nhọc nhằn. Thậm chí, nhiều người còn bị chủ nợ lương hàng năm trời.
Cao Nguyên

Kỳ tới:  Đồi núi tan hoang

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo