icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Công ty chứng khoán chật vật tồn tại

Phạm Đình

Với tình hình khó khăn như hiện nay, dự báo quý II, các công ty chứng khoán sẽ tiếp tục thua lỗ nặng

Giá trị giao dịch ngày càng giảm mạnh và kéo dài, doanh nghiệp không mặn mà niêm yết, nhà đầu tư chán nản không muốn bỏ tiền vào thị trường chứng khoán… Đó là một trong những nguyên nhân khiến các công ty chứng khoán ngày càng khốn đốn. Nhiều công ty đang phải tìm mọi cách để tồn tại.

Khi lỗ chồng lỗ

Nhìn lại báo cáo kinh doanh quý I/2011 của các công ty chứng khoán cho thấy có đến 50% công ty chứng khoán (trong tổng số khoảng 28 đơn vị niêm yết trên hai sàn TPHCM và Hà Nội) báo cáo lỗ. Những công ty có lãi thì mức lãi giảm đến 60%-95% so cùng kỳ năm ngoái. Chẳng hạn, Công ty Chứng khoán Hải Phòng (HPC) vừa bị đưa vào diện cảnh báo do kết quả kinh doanh năm 2010 lỗ 48,7 tỉ đồng và quý I/2011 lỗ thêm 6 tỉ đồng.
img
Sàn vắng, thị trường èo uột, các công ty chứng khoán gặp nhiều khó khăn. Ảnh: HỒNG THÚY
Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVS) lỗ thêm 54 tỉ đồng trong quý I, kéo lỗ lũy kế từ năm 2010 đến hết quý I/2011 là 269 tỉ đồng. Tương tự, Công ty Chứng khoán VNDirect (VND) lỗ hơn 42 tỉ đồng trong quý I, còn Công ty Chứng khoán  SME (SME) lỗ 16,5 tỉ đồng…
Kết quả báo cáo của các công ty chứng khoán cho thấy chi phí hoạt động kinh doanh, chi phí quản lý đã tăng mạnh, trong khi hầu hết doanh thu lại suy giảm nghiêm trọng. Thậm chí có công ty chi phí tăng gấp đôi mức doanh thu (doanh thu của BVS chỉ đạt hơn 45 tỉ đồng, trong khi chi phí cho hoạt động kinh doanh và quản lý gần 100 tỉ đồng).
Mới đây, Công ty Chứng khoán Sacombank (SBS) đã phải giải trình vì cổ phiếu giảm sàn 5 phiên liên tục và kết quả quý I/2011 của SBS chỉ lãi 6,13 tỉ đồng, giảm đến 84% so cùng kỳ. Nguyên nhân do chi phí hoạt động kinh doanh quý I vừa qua tăng 67%, lên 326 tỉ đồng, còn chi phí quản lý doanh nghiệp là 24 tỉ đồng...

Một chuyên gia tài chính cho biết với tình hình thị trường khó khăn và lãi suất ngân hàng cao ngất như hiện nay, chắc chắn quý II và III sắp tới, chi phí của các công ty chứng khoán tiếp tục tăng và chuyện tiếp tục lỗ là điều rất có thể xảy ra.

Cắt giảm nhân lực, đem tiền gửi ngân hàng

Tổng Giám đốc Công ty Chứng khoán SJC, ông Huỳnh Anh Tuấn, cho biết thị trường có đến hơn 100 công ty chứng khoán hoạt động nhưng “miếng bánh” về thị phần môi giới cứ “teo” dần. Phần tự doanh của các công ty chứng khoán quy mô lớn đang khó khăn, doanh nghiệp không mặn mà lên sàn, hoạt động tư vấn phát hành cổ phiếu trở nên “chua chát”... nên khó khăn của các công ty chứng khoán càng chồng  chất.
Theo ông Tuấn, một công ty chứng khoán quy mô nhỏ cũng phải chịu một khoản chi phí “chết” từ vài trăm triệu đến vài tỉ đồng mỗi tháng. Vì vậy, nếu không có nguồn thu thì áp lực gánh lỗ ngày càng nặng nề thêm cho các công ty chứng khoán.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, nhiều công ty chứng khoán hiện đã phải co cụm, không dám mở rộng hoạt động, cắt giảm đến 15%-20% nhân sự. Bên cạnh đó, một số công ty chứng khoán đã đem tiền gửi ngân hàng để lấy lãi thay vì đầu tư; một số khác tìm đến các kênh đầu tư khác, trong số đó, một số công ty đã bước chân sang lĩnh vực bất động sản.
Cụ thể như Công ty Chứng khoán Kim Long (KLS), Công ty Chứng khoán Sài Gòn (SSI) đã đặt ra con số lợi nhuận hấp dẫn từ việc đầu tư bất động sản tại Mỹ để bảo toàn vốn với kỳ vọng chỉ sau 5 năm sẽ thu hồi được vốn đầu tư ban đầu...
 

Làn sóng mua bán, sáp nhập

Mới đây, Công ty Chứng khoán Vincom đã chính thức chuyển tên thành Công ty Chứng khoán Xuân Thành, sau khi Vincom bán 95% cổ phần cho một nhóm cổ đông tổ chức và cá nhân. Trước đó, đã có hàng loạt thương vụ khác như Công ty Chứng khoán Gia Quyền (EPS) đổi tên thành Công ty Chứng khoán KIS Việt Nam sau khi bán 49% cho đối tác Hàn Quốc; hay Công ty Chứng khoán Nhấp và Gọi đổi thành Công ty Chứng khoán Golden Bridge Việt Nam; Công ty Chứng khoán Gia Anh đổi tên thành Công ty chứng khoán Hamico…

Hiện tại, có hơn 100 công ty chứng khoán đang hoạt động, việc các công ty chứng khoán niêm yết báo lỗ chỉ là bề nổi vì trên thực tế, những công ty quy mô nhỏ (chưa niêm yết) còn khó khăn không kém.
Chính vì vậy, chuyện mua bán, sáp nhập là điều mà theo TS Lê Thẩm Dương, Trưởng Khoa Quản trị Kinh doanh Trường ĐH Ngân hàng TPHCM, là tất yếu. TS Lê Thẩm Dương cho rằng nếu tình hình khó khăn, tốt hơn hết là các công ty chứng khoán phải nghĩ đến việc bán bớt cổ phần hoặc sáp nhập, “thay máu” để tăng năng lực.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo