xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Siết nhập khẩu ô tô: Chưa ổn !

Phương Anh

Khoảng 5.000 salon ô tô nhập khẩu tự do từ chỗ được cạnh tranh bình đẳng với các liên doanh ô tô trong nước, chỉ còn cách đóng cửa hoặc trở thành đại lý của liên doanh...

Thông tư số 20 của Bộ Công Thương về việc bổ sung một số thủ tục nhập khẩu đối với ô tô nguyên chiếc loại dưới 9 chỗ ngồi đang gây nhiều lo ngại trên thị trường.

Giảm sức cạnh tranh

Theo thông tư này, từ ngày 26-6, thương nhân nhập khẩu ô tô từ 9 chỗ ngồi trở xuống khi làm thủ tục nhập khẩu, ngoài việc thực hiện các quy định hiện hành, phải có thêm giấy chỉ định hoặc giấy ủy quyền là nhà nhập khẩu, nhà phân phối của chính hãng sản xuất, kinh doanh loại ô tô đó hoặc hợp đồng đại lý của chính hãng sản xuất kinh doanh loại ô tô đó. Các giấy tờ này phải được cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, đơn vị nhập khẩu ô tô còn phải bổ sung giấy chứng nhận cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô đủ điều kiện do Bộ GTVT cấp...

Thị trường ô tô Việt Nam hiện nay có 2 hình thức phân phối chủ yếu, gồm xe sản xuất, lắp ráp trong nước và xe nhập khẩu. Trong phân khúc xe nhập khẩu, không chỉ có các doanh nghiệp nhập khẩu chính hãng mà còn có rất nhiều doanh nghiệp nhập khẩu tự do. Trong đó, nhập khẩu chính hãng có sự tham gia của phần lớn các liên doanh ô tô Việt Nam do họ được ủy quyền từ các công ty mẹ, còn lại là khoảng 5.000 salon nhập khẩu tự do.

Một chuyên gia Hiệp hội Kỹ sư ô tô Việt Nam phân tích nếu nhìn vào thực tế này, có thể nhận thấy Thông tư 20 khó có thể bảo đảm được các mục tiêu “hạn chế nhập siêu, vì quyền lợi người tiêu dùng và bảo đảm an toàn giao thông”. Các salon không thể “chạy” giấy ủy quyền chính hãng hay hợp đồng đại lý do họ là người nhập khẩu thương mại.
img

Đại diện Toyota Việt Nam giới thiệu mẫu xe Yaris nhập khẩu thị trường Việt Nam hồi tháng 3-2011. Ảnh: TẤN THẠNH

Nếu có tìm được cách cũng không xoay xở kịp trước thời hạn ngày 26-6. Còn với các liên doanh, đây không phải là khó khăn vì họ được ủy quyền từ công ty mẹ ở chính quốc hay của các công ty trên toàn cầu. Các đại lý của liên doanh tại Việt Nam cũng dễ dàng có hợp đồng đại lý chính thức khi đã được bảo đảm thuộc hệ thống của liên doanh tại Việt Nam.

Như vậy, từ chỗ được cạnh tranh bình đẳng với các liên doanh sản xuất, lắp ráp trong nước, các salon ô tô chỉ còn cách đóng cửa hoặc hợp tác, trở thành một đại lý của liên doanh...

Giá xe sẽ cao hơn?

Chuyên gia này cũng cho rằng không thể phủ nhận việc mua ô tô chính hãng đem lại nhiều quyền lợi hơn cho người tiêu dùng do hàng chính hãng thường bảo đảm được uy tín. Bên cạnh đó còn được bảo hành, bảo dưỡng, sửa chữa theo tiêu chuẩn của nhà sản xuất. Còn hàng mua gom có thể được thay đổi theo yêu cầu của người mua hoặc theo yêu cầu về giá. Trong một chiếc ô tô có đến hơn 200.000 chi tiết, chỉ cần người nhập khẩu tự thay đổi vài con chip ở bảng điện tử hay thay một vài bảng điện tử là có thể lời vài ngàn USD.
Đối với phân khúc xe khoảng 50.000-70.000 USD, người mua sẵn sàng trả thêm 5.000-6.000 USD để mua xe chính hãng cho bảo đảm chất lượng... Do đó, loại xe nhập khẩu từ các salon có sức cạnh tranh rất lớn đối với xe sản xuất, lắp ráp trong nước. Ở phân khúc xe từ 30.000 - 50.000 USD, người mua vẫn “khoái” xe nhập khẩu nếu giá cao hơn 5.000 USD đổ lại so với xe của liên doanh. Khi dòng xe này bị hạn chế, thị trường sẽ rơi vào tay các liên doanh như thời kỳ được hưởng lợi từ chính sách bảo hộ bằng thuế trước đây.

Theo Viện Nghiên cứu chiến lược - chính sách công nghiệp (Bộ Công Thương), tỉ lệ ô tô tính theo đầu người của Việt Nam trước năm 2010 mới đạt 18 xe/1.000 người. Trong giai đoạn 2010-2015, con số này sẽ tăng mạnh lên 50 xe/1.000 người. Trong đó, phân khúc xe dưới 9 chỗ có tốc độ tăng trưởng rất nhanh.

Đến năm 2018, thuế nhập khẩu ô tô nguyên chiếc sẽ bằng 0. Theo giới kinh doanh ô tô, từ nay đến “giờ G” sẽ là “cuộc chiến” giữa các nhà nhập khẩu.

Nên theo thông lệ quốc tế

Một số chuyên gia cho rằng quy định doanh nghiệp nhập khẩu phải có giấy chỉ định hoặc giấy ủy quyền là nhà nhập khẩu, nhà phân phối của chính hãng phải được cơ quan ngoại giao của Việt Nam ở nước đó hợp pháp hóa lãnh sự là không cần thiết và có thể gây rắc rối cho thị trường. Vì đây là quan hệ thương mại giữa các doanh nghiệp, khi chỉ định đại lý chính thức hoặc ủy quyền nhập khẩu, nhà sản xuất sẽ có công bố và chứng nhận bằng hợp đồng hoặc các giấy tờ cần thiết. Các hãng ô tô có quy mô toàn cầu, chỉ cần làm việc với nhau theo thông lệ quốc tế là đủ và đáng tin cậy.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo