xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Vụ HLV Khương: Cục Hàng không sẵn sàng hầu tòa

Tô Hà

Phía ông Lê Minh Khương đã chuẩn bị các chứng cứ cần thiết để khiếu nại lên Bộ GTVT khi Cục Hàng không Việt Nam ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính

Sau khi Thanh tra Hàng không công bố kết luận thanh tra về việc HLV Lê Minh Khương bị cưỡng chế xuống máy bay của Vietnam Airlines (VNA) hôm 18-4, sự việc đáng tiếc này vẫn chưa dừng lại vì ông Lê Minh Khương vẫn một mực khẳng định mình không sai.

Ông Khương không ký biên bản vi phạm

Luật sư Trần Thu Nam, Văn phòng Luật sư Tín Việt và Cộng sự, người đại diện pháp lý cho ông Khương, cho biết do ông Khương từ chối ký biên bản vi phạm hành chính của Cục Hàng không Việt Nam (HKVN) nên ngày 20-5, Cục HKVN đã có văn bản đề nghị Tổng cục TDTT Việt Nam - cơ quan chủ quản của ông Khương - yêu cầu ông Khương chấp hành. Tuy nhiên, ông Khương vẫn bảo lưu quan điểm là ông không sai nên không ký và đã có đơn xin nghỉ phép.

Cùng ngày, Văn phòng Luật sư Tín Việt và Cộng sự đã nhận được văn bản của VNA trả lời những thắc mắc của ông Nam đưa ra trong buổi làm việc giữa ông Nam và VNA vào cuối tháng 4. Văn bản này do ông Nguyễn Quốc Bình, Phó trưởng Phòng Pháp chế VNA, ký nội dung như sau:

Các tình tiết cụ thể của sự việc đã được Cục HKVN tiến hành xác minh và thông báo kết luận chính thức. VNA với tư cách là bên liên quan cho rằng các kết luận của Cục HKVN đã phản ánh đúng sự thật khách quan và hoàn toàn phù hợp quy định của pháp luật.
Hành vi trên máy bay ngày 18-4 của ông Lê Minh Khương đã trực tiếp gây ảnh hưởng đến hành khách khác trên chuyến bay và gây thiệt hại kinh tế cho VNA do máy bay phải dừng bay quay lại sân đỗ và gây chậm chuyến bay.
Về câu hỏi vì sao VNA cấm bay đối với ông Khương như thông tin nêu trên báo chí, VNA khẳng định theo quy định của pháp luật, việc lập và ban hành danh sách người bị cấm chuyên chở thuộc thẩm quyền của Cục HKVN.
Trong quá trình giải quyết vụ việc, khi chưa có kết luận của cơ quan có thẩm quyền, VNA chưa đưa ra bất cứ hình thức nào về biện pháp xử lý đối với những người có liên quan.
img
Hành khách Lê Minh Khương vẫn khẳng định mình không sai
trên chuyến bay ngày 18-4 của VNA. Ảnh: Mạnh Duy

VNA cho rằng đây là sự việc đáng tiếc và mong muốn được giải quyết đúng quy định của pháp luật trên cơ sở sự thật khách quan. VNA cũng cam kết sẽ tuân thủ nghiêm chỉnh các kết luận và khuyến cáo của Cục HKVN nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng dịch vụ, bảo đảm công tác an toàn, an ninh hàng không.

Cục Hàng không Việt Nam có bênh “người nhà”?

Luật sư Trần Thu Nam cho biết đã chuẩn bị các chứng cứ cần thiết để khiếu nại lên Bộ GTVT khi Cục HKVN ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với ông Khương. Tùy theo kết quả giải quyết khiếu nại, ông Khương sẽ cân nhắc việc đệ đơn ra tòa.

Trước tuyên bố của ông Lê Minh Khương, Phó cục trưởng Cục HKVN Lại Xuân Thanh nói cơ quan này sẵn sàng hầu tòa nếu ông Khương khởi kiện.
Ông Thanh khẳng định Cục HKVN bảo đảm việc xác minh vụ việc là khách quan, đúng quy định của pháp luật, không có chuyện chụp mũ, bênh “người nhà”... Các tình tiết quan trọng, được dư luận quan tâm đều được làm rõ trên cơ sở có xác nhận của nhân chứng là hành khách tham gia chuyến bay.
Riêng chi tiết ông Khương đã được trả lại boarding pass hay chưa, không có hành khách nào xác nhận đã nhìn thấy tiếp viên hoặc nhân viên mặt đất trả lại boarding pass cho ông Khương nên trong kết luận thanh tra, Cục HKVN chấp thuận giả thuyết việc nhân viên mặt đất đã làm mất boarding pass của ông Khương.
“Chính vì việc này, cùng với hành động của một nhân viên mặt đất cầm bộ đàm chỉ vào mặt ông Khương và nói: “Ai cũng như ông thì làm sao tàu bay đúng giờ được”, chúng tôi đã khuyến cáo VNA rút kinh nghiệm cho nhân viên mặt đất và tiếp viên về quy trình cho hành khách xuống giữa chừng cũng như rút kinh nghiệm về cách ứng xử với hành khách” - ông Thanh nói.
Theo ông Thanh, sở dĩ là khuyến cáo vì hành vi này không vi phạm pháp luật. Trong ngành hàng không, các khuyến cáo của nhà chức trách đều là mệnh lệnh, buộc các hãng phải tuân thủ và có văn bản báo cáo cụ thể về kết quả thực hiện.
Còn việc rút kinh nghiệm ra sao, tiếp viên và nhân viên mặt đất có bị khiển trách, kỷ luật hay không là căn cứ vào quy chế của hãng hàng không.

Tiếp viên không vi phạm quy chế

Về việc dư luận thắc mắc tiếp viên yêu cầu ông Khương (đang ngồi ở khoang hạng C) trở về chỗ ngồi (ở khoang hạng Y) trong khi máy bay đã lăn bánh có vi phạm quy chế an ninh an toàn bay hay không, ông Lại Xuân Thanh cho biết: “Yêu cầu này được đưa ra khi máy bay đang lăn bánh ra đường băng là đúng quy trình.

Tại thời điểm này, tiếp viên phải đi kiểm tra khoang khách để bảo đảm tất cả hành khách đã về đúng chỗ ngồi, dựng thẳng lưng ghế, thắt dây an toàn. Khi máy bay lăn bánh ra đến đầu đường băng mới là thời điểm không ai được đi lại trên máy bay, ngay cả tiếp viên cũng phải ngồi xuống đúng vị trí và thắt dây an toàn để máy bay bắt đầu cất cánh”.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo