xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Cần hiểu đúng đồng tính

Bài và ảnh: DIỆP LINH

Đến nay, chưa có nơi nào trên thế giới mà những người đồng tính thay đổi giới tính được tự do hoàn toàn, không bị phân biệt đối xử và tấn công bạo lực

Theo những con số không chính thức, Việt Nam hiện có hàng trăm ngàn người đồng tính nam (MSM), hay thường gọi là gay. Trong đó, riêng Hà Nội và TPHCM đã có trên dưới 100.000 người.
 

Tự tử ba lần

 
Do những định kiến và quan niệm không đúng đắn, MSM bị bạo hành ở mọi nơi, từ trong gia đình, nhà trường đến ngoài xã hội...
 
Theo chương trình  phòng chống bạo lực đối với MSM của Trung tâm Sáng kiến sức khỏe và cộng đồng do Chương trình quốc gia phòng chống HIV/AIDS tại Việt Nam tài trợ, bạo hành trong gia đình đã khiến các MSM cảm thấy bế tắc và đau khổ nhất bởi các đấng sinh thành không những không thể chia sẻ với họ mà còn cho rằng họ đã bị “trời đày đọa”.
 
img
Ở Việt Nam, người đồng tính nam mới chỉ dám “lấp ló” trên mạng
 
L. sinh sống tại TPHCM kể: Do bị cô giáo “méc” với gia đình về hành vi giống phụ nữ của em, L. đã bị cha mẹ, chị gái đánh đòn đau đến mức không chịu nổi, phải bỏ nhà ra đi. Hay nhiều MSM phải thường xuyên bỏ học vì đến trường luôn bị bạn bè trêu chọc, lột quần áo và bị sỉ nhục.
 
T., sinh năm 1986 tại TPHCM, chán nản: “Mẹ than thân trách phận là giá như sinh ra trứng vịt còn bán được, còn hơn sinh ra một đứa con trai không ra trai, gái chẳng ra gái”. Có lần, T. bị mẹ đánh mắng, đuổi ra khỏi nhà chỉ vì bà nghe hàng xóm bảo: “Trông thằng con bà cứ như con gái ấy, hay nó bị pê-đê?”.
 
Ngay cả nhân viên y tế, là những người hiểu biết, hiểu hoàn cảnh “tréo ngoe” của MSM cũng kỳ thị với họ. Một MSM kể lại chuyện bị một nhân viên y tế khinh miệt: “Ở đời, làm gì có chuyện đàn ông lại quan hệ với đàn ông, kinh tởm thế?”.
 
Cách kỳ thị cũng có nhiều hành động khác nhau, người thì chửi mắng, khinh rẻ; người thì đùa giỡn, trêu chọc, lạm dụng tình dục…
 
Bạo hành trong gia đình và xã hội dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng cho các MSM. Phần lớn họ bị trầm cảm, tự ti, bỏ nhà đi lang thang, sa vào con đường mại dâm, bị nhiễm HIV/AIDS, nhiều MSM phải tìm đến cái chết để tự giải thoát. H., sinh năm 1991 tại Hà Nội, đã 3 lần tự tử, 2  lần uống thuốc và một lần đâm đầu vào ô tô nhưng may mắn được cứu sống.
 
Sau mỗi lần được cứu sống, H. lại cảm thấy bị dằn vặt thêm, khó sống trước sự ghẻ lạnh, xa lánh của gia đình, bạn bè, đồng nghiệp…
 
Lập cộng đồng MSM
 
Bản thân MSM cũng muốn chống lại sự kỳ thị đối với họ nhưng do thiếu hiểu biết lại ngại dư luận nên họ chưa có hành động hiệu quả.
 
“Chúng ta cần chung tay hành động mạnh mẽ hơn nữa để xây dựng một môi trường pháp lý và xã hội thuận lợi, bảo vệ quyền của những MSM và người chuyển giới ở Việt Nam”- ông Eamonn Murphy, Giám đốc quốc gia Chương trình phối hợp phòng chống HIV/AIDS của Liên Hiệp Quốc, nhấn mạnh tại một hội thảo vừa diễn ra tại Hà Nội.
 
Mới đây, ngày 29-5, giới MSM ở TPHCM tập hợp lại để cùng nói lên những bức xúc trong cuộc sống của họ, cùng lên tiếng cho một tương lai tốt đẹp hơn, được lao động kiếm sống bằng chính đôi tay của họ chứ không phải làm những nghề như mại dâm, trộm cướp…
 
Một “bóng lộ” kể “chị” bị cha mẹ đuổi ra khỏi nhà, ngày ba mất cũng không được gia đình cho phép về thắp nhang cha. Nhưng “chị” đã thầm gạt nước mắt, lặng lẽ lập bàn thờ, thắp nhang rồi tự hứa với cha sẽ sống tốt để không phụ lòng đấng sinh thành.
 
Các chuyên gia cũng cho rằng cần có những cơ quan, tổ chức hay những dịch vụ hỗ trợ về tâm lý, giáo dục cho MSM. Cần có kênh thông tin, tư vấn tốt nhất để MSM có thể lựa chọn, đào tạo đội ngũ nhân viên y tế thích hợp cũng như tổ chức trao đổi định kỳ về những vấn đề MSM quan tâm.
 
Bên cạnh đó, bản thân MSM cũng cần phải tự tìm hiểu để có thể tự phòng chống bạo hành cho chính bản thân mình. Có ý kiến cho rằng Việt Nam cũng nên lập cộng đồng MSM và cộng đồng của cha mẹ những MSM để chia sẻ những suy nghĩ cũng như kiến nghị của họ.
 
Còn ít quốc gia thừa nhận
 
Theo Liên Hiệp Quốc, số người nhiễm HIV trong MSM sẽ tăng từ 13% trong năm 2008 lên 46% vào năm 2020. Tháng 10-2010, Cao ủy Liên Hiệp Quốc về nhân quyền đưa ra nhận định: “Không có nơi nào trên thế giới cho đến phút giây này mà những người đồng tính nam, nữ, thay đổi giới tính lại có thể được tự do hoàn toàn mà không bị phân biệt đối xử và tấn công bạo lực”. Đến nay, trong số 48 nước châu Á-Thái Bình Dương, mới có 9 nước thừa nhận sự tồn tại của MSM.
 
Tuy Việt Nam đã có những văn bản pháp quy  về chống bạo hành trong gia đình nhưng MSM dường như đang đứng ngoài những quy định này. Chưa có trường hợp nào gây bạo hành cho MSM bị pháp luật xử lý.
 
Các luật về bình đẳng giới cũng mới chỉ dừng lại cho người nam và người nữ mà chưa có những quy định dành cho MSM. Vì vậy, nên đưa MSM vào các chương trình phòng chống bạo lực gia đình và bảo vệ trẻ em.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo