xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Yêu cầu Trung Quốc bồi thường thiệt hại

Bích Diệp

Đó là khẳng định của bà Nguyễn Phương Nga, người phát ngôn Bộ Ngoại giao, tại buổi họp báo ngày 29-5 ở Hà Nội * Trung Quốc đã vi phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam đối với thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế

“Việt Nam kiên quyết phản đối hành động của phía Trung Quốc phá hoại, cản trở các hoạt động thăm dò khảo sát bình thường của Việt Nam trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, gây thiệt hại lớn cho Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam - PVN”.
 
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Phương Nga nhấn mạnh tại buổi họp báo ngày 29-5 về việc tàu hải giám của Trung Quốc đã cắt cáp thăm dò của tàu Bình Minh 02 (PVN) trong thềm lục địa của Việt Nam vào ngày 26-5.
 
Bác bỏ luận điểm của phía Trung Quốc
 
Bà Nguyễn Phương Nga nêu rõ hành động của phía Trung Quốc đã vi phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam đối với thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế; vi phạm Công ước Luật Biển năm 1982 của Liên Hiệp Quốc; trái với tinh thần và lời văn của Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC) ký giữa ASEAN và Trung Quốc năm 2002 cũng như nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai nước Việt Nam - Trung Quốc.
 
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao khẳng định: “Việt Nam yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay, không để tái diễn những hành động vi phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam”.
 
img
Ông Đỗ Văn Hậu, Phó Tổng Giám đốc PVN, công bố việc tàu hải giám của Trung Quốc
cắt dây cáp tàu Bình Minh 02 của Việt Nam. Ảnh: TTXVN
 
Trả lời câu hỏi của phóng viên về phản ứng của Việt Nam khi ngày 28-5, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho rằng: “Việt Nam tiến hành hoạt động thăm dò dầu khí tại vùng biển do Trung Quốc quản lý đã làm tổn hại lợi ích và quyền quản lý của Trung Quốc ở “Nam Hải”, đi ngược lại nhận thức chung của hai nước về vấn đề “Nam Hải”… Hành động mà cơ quan chủ quản của phía Trung Quốc áp dụng hoàn toàn là giám sát và chấp pháp trên vùng biển do Trung Quốc quản lý…”, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam nêu rõ: “Chúng tôi bác bỏ phát biểu trên của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc”.
 
Trung Quốc làm phức tạp thêm tình hình biển Đông
 
Theo bà Nguyễn Phương Nga, cần làm rõ một số điểm như: Thứ nhất, khu vực Việt Nam tiến hành thăm dò hoàn toàn nằm trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa 200 hải lý của Việt Nam theo Công ước 1982 của Liên Hiệp Quốc về Luật Biển.
 
Đây hoàn toàn không phải là khu vực tranh chấp, lại càng không thể nói là khu vực “do Trung Quốc quản lý”. Trung Quốc đang cố tình làm dư luận hiểu nhầm khu vực không có tranh chấp thành khu vực tranh chấp.
 
Thứ hai, Việt Nam luôn tuân thủ nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai nước là giải quyết mọi tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, không có hành động làm phức tạp thêm tình hình. Không có nhận thức chung nào nói rằng Trung Quốc có quyền cản trở các hoạt động của Việt Nam tại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.
 
Chính hành động này của Trung Quốc đã đi ngược lại nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai nước. Thứ ba, Trung Quốc kêu gọi giải quyết các tranh chấp liên quan bằng biện pháp hòa bình nhưng hành động của Trung Quốc đang làm phức tạp thêm tình hình ở biển Đông.
 
Bà Nga cho biết Việt Nam đã bày tỏ phản ứng mạnh mẽ đối với hành động của Trung Quốc thông qua các tiếp xúc bằng con đường ngoại giao và đã trao công hàm cho phía Trung Quốc về vụ việc này.
 
Trả lời câu hỏi “Hải quân Việt Nam sẽ làm gì để bảo vệ các tàu của Việt Nam?”, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nguyễn Phương Nga nhấn mạnh: “Chính sách quốc phòng của Việt Nam là hòa bình và tự vệ. Hải quân Việt Nam sẽ làm mọi việc cần thiết để bảo vệ vững chắc chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của mình, phục vụ phát triển kinh tế đất nước”.
 
Có mặt tại cuộc họp báo, Phó Tổng Giám đốc PVN Đỗ Văn Hậu khẳng định hành động của tàu hải giám Trung Quốc là có chủ ý và chuẩn bị sẵn.
 
Theo ông Hậu, trong quá trình bị cản trở, thuyền trưởng tàu Bình Minh 02 cùng các thủy thủ đã nhiều lần khẳng định với tàu Trung Quốc đây là vùng thuộc chủ quyền của Việt Nam và khảo sát là việc làm bình thường của PVN.
 
Ông Hậu cho biết tàu Trung Quốc đã gây ra những thiệt hại lớn như làm hỏng phương tiện thiết bị khảo sát địa chấn và hệ thống thu tín hiệu địa chấn của tàu Bình Minh 02.
 
Quan trọng hơn, PVN bị thiệt hại nặng nề do phải dừng khai thác một ngày để tiến hành sửa chữa thiết bị. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nguyễn Phương Nga yêu cầu Trung Quốc phải bồi thường thiệt hại cho phía Việt Nam.
 
Nhiều nước phản đối yêu sách “đường lưỡi bò”
 
Tham gia cuộc họp báo, ông Nguyễn Duy Chiến, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới Quốc gia, khẳng định Yêu sách đường 9 đoạn hay còn gọi là “đường lưỡi bò” của Trung Quốc ở biển Đông hoàn toàn không có cơ sở pháp lý, trái với Công ước 1982 của Liên Hiệp Quốc về Luật Biển mà Trung Quốc là một thành viên. Bình luận về việc Trung Quốc đang muốn biến biển Đông thành “ao nhà” với Yêu sách đường 9 đoạn khi gần đây Trung Quốc có một loạt va chạm với Việt Nam và cả Philippines, ông Chiến nhấn mạnh: “Yêu sách này xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nhiều nước trong khu vực, trong đó có Việt Nam và đã bị nhiều nước phản đối. Việc Trung Quốc tìm cách thực hiện yêu sách này trên thực tế đang làm gia tăng căng thẳng trong khu vực” .
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo