xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Khó dạy nghề cho lao động nữ

Bài và ảnh: Phan Anh

Người học chưa mặn mà, thiếu sự phối hợp giữa các đơn vị liên quan… là những nguyên nhân chính dẫn đến việc dạy nghề cho lao động nữ chưa hiệu quả

“Cần đẩy mạnh dạy nghề theo mô hình “3 trong 1” giữa doanh nghiệp - cơ sở đào tạo - người lao động; tuyên truyền, xây dựng mô hình điểm; tăng cường thực hiện các biện pháp giải quyết việc làm sau đào tạo nghề cho phụ nữ như hội chợ việc làm, tham gia ngày hội tư vấn và tuyển dụng trực tiếp… để nâng cao hiệu quả dạy nghề”.
Bà Phạm Thị Hà, Phó Ban Hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, tổ trưởng thư ký Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án 295, đã kiến nghị như vậy tại hội thảo “Những vấn đề đặt ra trong công tác dạy nghề, giải quyết việc làm cho phụ nữ ” do Hội LHPN Việt Nam phối hợp với Trường Trung cấp nghề Lê Thị Riêng vừa tổ chức tại TPHCM.

Người lao động chưa mặn mà

Năm qua, Trường Trung cấp nghề Lê Thị Riêng đã dạy nghề cho 2.772 học viên ở trình độ sơ cấp. Mặc dù đạt được những thành quả nhất định nhưng trong quá trình chiêu sinh, nhà trường gặp không ít khó khăn. “Đặc thù của lao động nông thôn, nhất là lao động nữ, luôn có tâm lý ngại xa nhà, sợ tốn kém nên không thiết tha với việc học nghề” – bà Mai Thị Thanh Thủy, Hiệu trưởng Trường Trung cấp nghề Lê Thị Riêng, cho biết.

Bản thân những người tham gia học nghề cũng nhận thấy mình chưa thật toàn tâm, toàn ý để học nghề mặc dù được đào tạo miễn phí. Trình độ học vấn mỗi người mỗi khác nên nhận thức về việc học nghề chưa cao, chưa đồng đều. Ngoài ra, hằng ngày, họ phải mang gánh nặng “cơm áo gạo tiền” nên việc đầu tư cho học nghề chưa sâu.

img

Đại diện Trường Trung cấp nghề Lê Thị Riêng và doanh nghiệp ký biên bản ghi nhớ hợp tác đào tạo, giải quyết việc làm cho người lao động

Chị Nguyễn Thị Nguyệt (huyện Cần Giờ - TPHCM) thừa nhận: “Dù các lớp dạy nghề được đưa về tận địa phương, nhưng địa điểm mở lớp so với nơi cư trú của tôi còn xa; bận bịu việc chăm sóc con, đưa con đi học nên đôi lúc tôi đến lớp muộn, có hôm phải nghỉ học”.

Một vấn đề lớn mà nhiều phụ nữ nông thôn băn khoăn là “có sống được với nghề mình học hay không?”. Sau khi học khóa kết cườm, chị Nguyệt đã bán được một số sản phẩm do chính mình làm ra. Mừng vì sản phẩm bán được nhưng chị Nguyệt cũng không khỏi lo lắng: “Chuyện mua bán cũng chỉ mang tính tự phát, không ổn định nên thu nhập chưa cao. Trong khi đó, do bận việc gia đình nên tôi không thể làm việc lâu dài, cố định tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh”.

Việc làm không bảo đảm

Hiện nay, hệ thống trung tâm, cơ sở dạy nghề thuộc hệ thống hội chỉ đáp ứng cho việc dạy nghề trình độ thấp, còn đối với dạy nghề trình độ cao như trung cấp nghề, cao đẳng nghề chỉ đang trong bước đầu hình thành. “Song song với đó, nữ lao động nông thôn chủ yếu sống ở vùng sâu, vùng xa thuộc các huyện nghèo, việc đi lại khó khăn, trình độ văn hóa thấp nên họ không đủ điều kiện để học nghề ở trình độ cao như trung cấp, cao đẳng mà đa số họ đều dừng lại ở trình độ sơ cấp nghề” – bà Thủy cho hay.

Không dừng lại ở đó, việc không bảo đảm giải quyết việc làm cho học viên sau khi tốt nghiệp cũng là một trong những nguyên nhân khiến việc học nghề không thu hút. Theo ông Võ Phước Nguyện, Phó trưởng Phòng Dạy nghề, Sở LĐ-TB-XH TPHCM, việc dạy nghề cho lao động nông thôn, đặc biệt là lao động nữ, chưa hiệu quả là do sự phối hợp giữa các đơn vị liên quan chưa đồng bộ, mạnh ai nấy làm.
Việc dự báo nhu cầu nguồn nhân lực và thông tin nhu cầu thị trường lao động chưa thật cụ thể nên không thể phục vụ tốt cho việc xây dựng kế hoạch đào tạo của các cơ sở dạy nghề dẫn đến tình trạng chênh lệch cung - cầu trên thị trường lao động. Mặt khác, việc gắn kết giữa các đơn vị dạy nghề và doanh nghiệp hiện nay chủ yếu từ thiện chí của hai bên chứ chưa có một cơ chế rõ ràng nào để huy động doanh nghiệp tham gia đào tạo cùng nhà trường.

Dạy nghề cho 55.320 học viên

Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án 295 về hỗ trợ phụ nữ học nghề, tạo việc làm giai đoạn 2010-2015 do Trung ương Hội LHPN Việt Nam đề xuất đã tạo cơ chế chính sách dạy nghề, học nghề, tạo việc làm cho phụ nữ.
Theo báo cáo của các trung tâm, cơ sở dạy nghề thuộc hệ thống hội, năm 2010, các đơn vị dạy nghề đã đào tạo nghề cho 55.320 học viên, trong đó 50.214 học viên là nữ, cấp chứng chỉ sơ cấp nghề cho 8.941 học viên, tốt nghiệp trung cấp nghề 21 học viên; liên kết tuyển mới trung cấp nghề cho 67 học viên.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo