xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Cộng đồng quốc tế chỉ trích “đường lưỡi bò”

Hoàng Phương

Tuyên bố Jakarta nhấn mạnh: Duy trì hòa bình và ổn định ở biển Đông là cần thiết cho toàn bộ khu vực l Mỹ phản đối việc sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực của bất kỳ bên nào ở biển Đông

Hội thảo quốc tế “Triển vọng hợp tác, những vấn đề hội tụ và động lực ở biển Đông” tại Jakarta (Indonesia) đã kết thúc chiều 31-5 với Tuyên bố Jakarta, trong đó nhấn mạnh các đại biểu tham dự hội thảo cho rằng duy trì hòa bình và ổn định ở biển Đông là cần thiết cho toàn bộ khu vực, vì lợi ích chung của các nước ven biển và các nước liên quan.

Biển Đông là vấn đề đa phương

Các đại biểu nhất trí biển Đông là vấn đề đa phương, từ việc duy trì hòa bình, ổn định cho đến bảo đảm tự do đi lại trên biển và triển khai Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC) đã được ASEAN và Trung Quốc ký tháng 10-2002.  Theo TTXVN, Tuyên bố Jakarta khẳng định việc Trung Quốc tuyên bố chủ quyền lãnh hải với “Đường 9 điểm” trên bản đồ (đường lưỡi bò) chiếm tới 80% diện tích biển Đông là không phù hợp và đã bị cộng đồng quốc tế chỉ trích. 

Tuyên bố cho rằng các bên liên quan cần duy trì cam kết giải quyết tranh chấp lãnh thổ và pháp lý ở biển Đông thông qua thương lượng hòa bình, trên cơ sở tuân thủ các nguyên tắc, luật pháp quốc tế, bao gồm Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982 và 5 nguyên tắc chung sống hòa bình, tăng cường các nỗ lực xây dựng lòng tin, hợp tác đa phương về an toàn biển, nghiên cứu khoa học, chống tội phạm và hướng tới ký kết Bộ Quy tắc về ứng xử ở biển Đông (COC).
img
Đô đốc Hải quân Mỹ Robert Willard đang lo ngại về những căng thẳng giữa Trung Quốc và các nước láng giềng ở biển Đông. Ảnh: GETTY IMAGES

Cuộc hội thảo trên do Trung tâm Habibie của Indonesia và Trung tâm Nghiên cứu chiến lược châu Á (CASS) của Ấn Độ phối hợp tổ chức với sự tham dự của hơn 150 đại biểu. Tại hội thảo, các học giả, chuyên gia trong nhiều lĩnh vực đến từ Ấn Độ, Indonesia, Singapore, Philippines, Việt Nam, Úc... đã trình bày 13 tham luận nghiên cứu về những vấn đề liên quan đến biển Đông được dư luận các nước trong khu vực và quốc tế quan tâm.

Theo báo The Jakarta Post (Indonesia), một số đại biểu đã khuyến khích ASEAN tìm kiếm sự tham gia của các đối tác khác, như Ấn Độ, Mỹ, Nhật Bản và Úc trong việc giải quyết tranh chấp trên biển Đông. Ông Baladas Ghoshal, một học giả về Đông Nam Á tại Viện Nghiên cứu hòa bình và xung đột ở New Delhi (Ấn Độ), nhận định: “Đã đến lúc ASEAN nên nghĩ về lợi ích của mình thay vì nghĩ về cảm nhận của Trung Quốc đối với hành động của họ. ASEAN có thể tìm kiếm sự tham gia của những nước như Ấn  Độ, Mỹ, Nhật Bản và phát đi thông điệp đến Trung Quốc rằng họ không thể làm bất kỳ điều gì đối với ASEAN”.

Phát biểu bế mạc hội thảo, ông A.B Mahapatra, Giám đốc CASS, khẳng định việc giải quyết các tranh chấp, xây dựng lòng tin trong bối cảnh có những sự phụ thuộc toàn cầu và xung đột phức tạp hiện nay là đòi hỏi cấp thiết; theo tinh thần đó, việc xây dựng năng lực và lòng tin ở biển Đông, cũng như thể chế hóa đối thoại về những vấn đề có khả năng gây bất đồng là sự hỗ trợ bổ sung cần thiết cho khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Đô đốc Hải quân Mỹ lo ngại

Trong khi đó, Đô đốc Hải quân Mỹ Robert Willard đã bày tỏ sự lo ngại trước những căng thẳng nảy sinh gần đây giữa Trung Quốc và các nước láng giềng ở biển Đông.
Phát biểu với các phóng viên ở Kuala Lumpur (Malaysia) hôm 1-6, ông Willard cho biết: “Trong năm 2010, cả khu vực trở nên lo lắng về nguy cơ xảy ra các vụ xung đột trên biển Đông. Tôi lo ngại mỗi khi chứng kiến những căng thẳng gia tăng và những cuộc đối đầu diễn ra ở khu vực có vai trò chiến lược và quan trọng đối với tất cả chúng ta”.  
Ông Willard khẳng định Mỹ sẽ không đứng về bên nào trong các tranh chấp lãnh thổ ở khu vực này và cho rằng các bên liên quan nên giải quyết tranh chấp thông qua con đường đối thoại hòa bình.

Ngăn chặn xung đột

Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia Ahmad Zahid Hamidi hôm 31-5 cho biết Hải quân Mỹ đang lên kế hoạch xúc tiến  các cuộc đối thoại không chính thức đối với các nước đang tranh chấp lãnh hải ở biển Đông để giải thích về sự hiện diện của họ ở đó.  Theo ông Hamidi, những cuộc đối thoại như thế rất quan trọng vì Hải quân Mỹ muốn giải thích rằng sự hiện diện của họ trong khu vực là ngăn chặn xung đột và duy trì sự ổn định.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo