xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Cố tình “đánh lận con đen”

THẾ DŨNG - DUY CHIẾN

Không quốc gia nào được quyền khai thác tại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam

Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, cựu Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc, cho rằng việc tàu hải giám Trung Quốc xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam chỉ là một hành động cụ thể mới nhất của tham vọng “nuốt” trọn biển Đông của Trung Quốc.

Theo ông Vĩnh, Trung Quốc luôn tìm cách gây hấn, tranh chấp với Việt Nam về 2 quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Chưa dừng ở đó, Trung Quốc đang tiến xa hơn vào vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.
Ông Vĩnh khẳng định Việt Nam có đủ cơ sở pháp lý, bằng chứng lịch sử chứng minh chủ quyền đối với Hoàng Sa và Trường Sa, còn Trung Quốc chẳng có gì nên họ không muốn đưa ra công khai.
“Trung Quốc đang cố tình “đánh lận con đen” khi bộc lộ những hành động cụ thể nhằm mở rộng vùng tranh chấp ở vùng biển mà Việt Nam có quyền chủ quyền. Tôi cho rằng Việt Nam cần nhanh chóng đưa ra những bằng chứng về chủ quyền để dư luận thế giới thấy rõ bộ mặt thật và sự tham lam vô lối của người láng giềng” – ông Vĩnh nói.
Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh kiến nghị Việt Nam cũng như cộng đồng khu vực cần đẩy mạnh việc tuyên truyền và quốc tế hóa vấn đề biển Đông. 

Theo Công ước Luật Biển năm 1982 của Liên Hiệp Quốc (công ước), vùng đặc quyền kinh tế là vùng biển nằm phía ngoài lãnh hải và có chiều rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở.

img

Bộ đội Biên phòng giúp ngư dân sửa chữa tàu để tiếp tục bám biển. Ảnh: THÚY PHƯƠNG

Điều 56 của công ước quy định trong vùng đặc quyền kinh tế của mình, các quốc gia ven biển có quyền chủ quyền đối với các nguồn tài nguyên thiên nhiên, sinh vật hoặc không sinh vật.
Quốc gia ven biển cũng có quyền chủ quyền đối với các hoạt động khác như sản xuất năng lượng từ nước, hải lưu và gió. Quốc gia ven biển có quyền tài phán đối với việc lắp đặt và sử dụng các đảo nhân tạo, các thiết bị, công trình; nghiên cứu khoa học biển; bảo vệ và giữ gìn môi trường biển.
Còn thềm lục địa của quốc gia ven biển là phần đáy biển và lòng đất dưới đáy biển nằm bên ngoài lãnh hải của quốc gia ven biển. Trên thực tế, rìa ngoài của thềm lục địa ở các khu vực có khác nhau: có nơi hẹp, không đến 200 hải lý nhưng có nơi rộng đến hàng trăm hải lý. Thềm lục địa của quốc gia ven biển rộng tối thiểu  200 hải lý (kể cả khi thềm lục địa thực tế hẹp hơn 200 hải lý).
Nếu thềm lục địa thực tế rộng hơn 200 hải lý thì quốc gia ven biển có thể mở rộng thềm lục địa của mình đến tối đa 350 hải lý hoặc không quá 100 hải lý kể từ đường đẳng sâu 2.500 m.
Tuy nhiên, để mở rộng thềm lục địa quá 200 hải lý, quốc gia ven biển liên quan phải trình cho Ủy ban Thềm lục địa của Liên Hiệp Quốc báo cáo quốc gia kèm đầy đủ bằng chứng khoa học về địa chất và địa mạo của vùng đó. Sau đó, Ủy ban Thềm lục địa của Liên Hiệp Quốc sẽ xem xét và ra khuyến nghị.

Điều 77 của công ước quy định trong thềm lục địa của mình, các quốc gia ven biển có quyền chủ quyền đối với việc thăm dò, khai thác, bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên. Nếu quốc gia đó không thăm dò, khai thác thì cũng không quốc gia nào có quyền khai thác tại đây khi không được sự đồng ý của quốc gia ven biển.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo