xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nên quốc tế hóa tranh chấp ở biển Đông

Bích Diệp thực hiện

Tiến sĩ Thomas Jandl, giảng viên Trường Dịch vụ Quốc tế thuộc Đại học American University, Washington DC (Mỹ), đề xuất như vậy trước việc tàu hải giám Trung Quốc cắt cáp của tàu Bình Minh 02

* Phóng viên: Là người đã theo dõi tình hình chính trị - kinh tế của Việt Nam trong nhiều năm, ông nghĩ gì trước việc tàu hải giám Trung Quốc (TQ) cắt cáp của tàu Bình Minh 02 của Việt Nam?

img

- Tiến sĩ Thomas Jandl: Tôi thấy không có gì đáng ngạc nhiên vì trong mấy năm gần đây, TQ thường có những hành động xâm phạm lãnh hải Việt Nam ở khu vực Trường Sa. Tuy nhiên, sự kiện này đặc biệt vì diễn ra trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam, quá gần bờ biển Việt Nam.

* Ông đánh giá thế nào về phản ứng của Việt Nam trước hành động đó của Trung Quốc?

- Nước nào khi bị xâm hại như vậy đều đưa ra tuyên bố phản đối. Tuy nhiên, sẽ khó cho Việt Nam vì TQ là một nước rất lớn và có lực lượng hải quân hùng hậu.
 
Điều mà Việt Nam làm được trong mấy năm gần đây là đã minh bạch và quốc tế hóa được các chính sách đối ngoại của mình bằng cách thông báo cho ASEAN và quốc tế biết các vấn đề tranh chấp qua các Hội nghị ASEAN + (ASEAN với các nước đối tác – PV).
 
Việc quốc tế hóa rõ ràng là một ý tưởng tốt vì TQ thường  muốn giải quyết các vấn đề theo cách song phương. Nếu Việt Nam cũng như các nước ASEAN có cùng tranh chấp với TQ phản ứng sẽ tạo ra một mối quan tâm chung của khu vực về vấn đề này.

* Theo ông, động cơ của tàu hải giám TQ khi họ cố  tình gây ra sự kiện ngày 26-5 là gì?

- Tôi cho rằng điều TQ thực sự quan tâm là các nguồn tài nguyên trong vùng biển này, đặc biệt là dầu mỏ, chứ không hoàn toàn chỉ là các hòn đảo và các dải đá ngầm. Trước đây, khi chưa phát hiện dầu mỏ và nhu cầu về dầu mỏ chưa cao thì không mấy ai quan tâm nhiều tới vùng biển này.
 
Gần đây, TQ rất tích cực trong việc mở rộng vùng tài nguyên và cũng lo ngại tới việc phương Tây kiểm soát các nguồn năng lượng.
 
Chính vì vậy, họ cũng đã tiến hành những hoạt động mạnh mẽ ở Trung Đông và ở châu Phi để chủ động về năng lượng. Biển Đông có trữ lượng dầu mỏ lớn và TQ là một nước lớn và họ nghĩ họ có thể làm chủ được nguồn dầu mỏ ở đây.
 
img
Chiến sĩ đảo Đá Lớn thuộc quần đảo Trường Sa (tỉnh Khánh Hòa) tuần tra bảo vệ chủ quyền của Tổ quốc. Ảnh: TTXVN

* Đấy có phải là lý do chính Trung Quốc đưa ra yêu sách “đường lưỡi bò”đang bị thế giới phản đối?

- Lợi ích quốc gia là điều rất quan trọng vì qua “đường lưỡi bò”, TQ muốn biến khu vực này thuộc sở hữu của mình và khi có tranh chấp, TQ sẽ coi đó là lý do để giành “lợi ích cốt lõi” của mình. Tuyên bố chủ quyền ở khu vực này của TQ là thiếu cơ sở nhất vì nó rất xa Trung Quốc, không có các bằng chứng lịch sử.

* Là người đã đến Việt Nam nhiều lần và nghiên cứu sâu về Việt Nam từ hàng chục năm nay, theo ông, Việt Nam nên xử lý vấn đề này như thế nào?

- Những gì Việt Nam đang làm là tốt, làm cộng đồng quốc tế chú ý.

* Việt Nam có nên đưa vụ việc ngày 26-5 ra luật pháp quốc tế không, thưa ông ?

- Đó là một ý hay. Nhưng theo tôi, trước khi làm việc này, Việt Nam nên bàn với TQ để giải quyết vấn đề trước khi đưa ra tòa án quốc tế. Tôi nghĩ TQ không muốn đa phương hóa các mối quan hệ này nên nếu xử lý một cách ôn hòa với TQ thì TQ có thể thấy phù hợp.
 
Vì nếu đưa vấn đề ra tòa án quốc tế thì TQ có thể sẽ “mất mặt”. Vấn đề chính là Việt Nam vẫn phải chung sống hòa bình với người bạn láng giềng TQ và đạt được mục tiêu của mình.

* Tuyên bố công khai là có “lợi ích chiến lược” tại khu vực, theo ông, Mỹ sẽ phản ứng ra sao trước thái độ của TQ?

- Tất nhiên là Mỹ không đồng tình với thái độ vừa qua của TQ tại biển Đông, đặc biệt là việc tự do đi lại trong khu vực này. Mỹ đã từng tuyên bố ủng hộ các sáng kiến của ASEAN để bảo đảm có được sự tự do hàng hải ở khu vực này.
 
Mỹ ủng hộ ASEAN nói chung chứ không chỉ vấn đề ở biển Đông, để cho TQ thấy Mỹ sẽ là đối trọng ở đây. Điều này không có nghĩa Mỹ sẵn sàng tham chiến với TQ vì chẳng nước nào muốn có một cuộc chiến tranh vì các nguồn tài nguyên ở biển Đông.

* Ông có cho rằng Mỹ và TQ sẽ bắt tay nhau thỏa hiệp trên lưng ASEAN?

- Tôi không nghĩ sẽ có chuyện  đó vì Mỹ cũng muốn tham gia trong các sáng kiến của ASEAN.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo