xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Sửa luật, mới có đình công đúng luật!

Nguyễn Quyết

(NLD)- Dự thảo lần này lại đưa vào khái niệm “ban đại diện công nhân” ở những nơi chưa có tổ chức CĐ. Đây chính là cổ xúy và thừa nhận “đa nguyên CĐ”, một việc làm hết sức nguy hiểm...

Ngày 9-6 tại Hà Nội, Tổng LĐLĐ Việt Nam đã tổ chức hội thảo lấy ý kiến đóng góp cho dự thảo sửa đổi Bộ Luật Lao động (BLLĐ). Hội thảo tập trung vào 4 vấn đề lớn: Đại diện tập thể lao động ở những doanh nghiệp (DN) chưa thành lập tổ chức CĐ; thỏa ước lao động tập thể ngành; thời giờ làm thêm; vấn đề bình đẳng giới và tuổi nghỉ hưu.
img
Một vụ ngừng việc tập thể tự phát tại một DN ở KCN Bình Chiểu- TPHCM trong tháng 5-2011. Ảnh: Vĩnh Tùng

Đã hủy bỏ, lại đưa vào

Vấn đề nổi cộm trong dự thảo lần này là ban soạn thảo lại đưa vào việc thành lập ban đại diện công nhân ở những nơi chưa có tổ chức CĐ. Theo đó, ở DN chưa có CĐ cơ sở thì thành lập đại diện tập thể lao động để phối hợp với CĐ cấp trên bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động (NLĐ) và tập thể NLĐ.
 
Theo ông Mai Đức Chính, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam, Tổng LĐLĐ Việt Nam đã có ý kiến với ban soạn thảo mà chủ trì là Bộ LĐ-TB-XH về việc này. Bởi với quy định như vậy, các DN sẽ có lý do hợp pháp để không thành lập CĐ theo quy định mà lập thêm một tổ chức gọi là ban đại diện công nhân trong DN. Cái gọi là “ban đại diện” này có chức năng như một tổ chức CĐ cơ sở là được đại diện ký thỏa ước lao động tập thể với chủ DN, có quyền tổ chức đình công. Rõ ràng, quy định như vậy mặc nhiên dẫn đến sự hiện diện của một tổ chức không phải là CĐ nhưng lại làm thay chức năng của CĐ; nói cách khác, đó chính là cổ xúy và thừa nhận “đa nguyên CĐ”.
Ông Mai Đức Chính nhấn mạnh: “Đáng nói là, trong lần dự thảo trước, ban soạn thảo cũng đã đưa vào khái niệm “ban đại diện công nhân” nhưng vấp phải phản ứng mạnh mẽ của dư luận, cuối cùng phải hủy bỏ. Nếu muốn làm điều này thì trước tiên phải hủy bỏ điều 10 Hiến pháp quy định tổ chức CĐ là đại diện hợp pháp duy nhất của giai cấp công nhân và CNVC-LĐ Việt Nam. Mà điều này cũng tương tự như việc làm của các thế lực thù địch trước đây đòi hủy bỏ điều 4 Hiến pháp về vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đây là một nhận thức hết sức nguy hiểm”.
Luật một bên, đình công một bên!
Một vấn đề khác được các đại biểu thảo luận sôi nổi là các quy định về đình công và giải quyết đình công (chương 14 của dự thảo). Quy định của dự thảo cũng gây bức xúc không kém. Cả nước đã xảy ra 2.800 cuộc đình công từ khi có BLLĐ ra đời (năm 1995), nhưng tất cả đều là những cuộc đình công tự phát, không đúng trình tự luật định.
Nhiều đại biểu ví von, trong trường hợp này: “Luật một bên, đình công một bên”. Bản chất đình công của NLĐ là quyền và lợi ích của họ bị vi phạm nên đình công là chính đáng. Nhưng đình công theo quy định của pháp luật Việt Nam thì không thể thực hiện được.
Dự thảo cho rằng đình công phải do ban chấp hành CĐ cơ sở tổ chức và lãnh đạo. Đối với DN chưa có CĐ thì phải do ban đại diện tập thể lao động tổ chức. Những cuộc đình công bất hợp pháp là những cuộc không phát sinh từ tranh chấp lao động tập thể về lợi ích; khi vụ tranh chấp chưa được hoặc đang được cơ quan, tổ chức giải quyết. Ban chấp hành CĐ phải ra quyết định đình công bằng văn bản và lập bản yêu cầu khi có ý kiến đồng ý của trên 50% NLĐ hoặc trên 75% số người được lấy ý kiến đối với DN.
Theo các đại biểu, quy định về đình công và giải quyết đình công như vậy cũng không có gì khác trước bởi hơn 90% các vụ đình công vừa qua là “đình công về quyền” chứ không phải “đình công về lợi ích”. Chương về đình công và giải quyết đình công của dự thảo lần này không có gì mới, chỉ bỏ phần quy định về hội đồng hòa giải cơ sở. Nếu không được điều chỉnh thì đình công ở Việt Nam vẫn tiếp tục diễn ra không tuân theo quy định của pháp luật, trái với tinh thần sửa đổi BLLĐ là để đưa đình công vào khuôn khổ quản lý của pháp luật.
 

Phải cân nhắc quy định thời gian làm thêm

Theo quy định hiện hành, thời gian làm thêm là không quá 200 giờ trong một năm để bảo vệ sức khỏe NLĐ. Theo dự thảo sửa đổi BLLĐ, có thể tăng thời giờ làm thêm để NLĐ tăng thêm thu nhập và DN có thể phát triển sản xuất. Nhưng người sử dụng lao động phải bảo đảm số giờ làm thêm của NLĐ tối đa không quá 50% số giờ làm việc chính thức trong một ngày và không quá 36 giờ/tháng. Các đại biểu cho rằng cần cân nhắc việc này và phải linh hoạt đối với từng ngành nghề.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo