xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Cảnh giác “bẫy” song phương của Trung Quốc

Hải Đăng

Báo Yomiuri Shimbun (Nhật Bản): Trung Quốc hãy biết xử sự như một nước lớn!

Tại các cuộc họp vừa qua của Hội nghị Các quan chức cao cấp ASEAN (SOM-ASEAN) và các cuộc họp liên quan khác, nhất là để chuẩn bị cho Diễn đàn Khu vực lần thứ 18 (ARF-18) trong tháng 7 tới, nhiều nước đã đề cập  vấn đề biển Đông.
 
Lý do biển Đông thành đề tài nổi cộm trong các cuộc họp nói trên là do chủ trương phi lý và hành động ngang ngược trên thực tế của Trung Quốc (TQ) nhằm hiện thực hóa yêu sách “đường lưỡi bò”, bất chấp các nguyên tắc sơ đẳng của luật pháp quốc tế và các quan hệ bình thường giữa các quốc gia.
 
img
Một tàu khu trục Trung Quốc (trên) và tàu cứu nạn đi ngang vùng biển
gần đảo Okinawa của Nhật ngày 8-6. Ảnh: KYODO NEWS
 
Trong vòng hai tuần lễ, ngày 26-5 và 9-6, TQ đã xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, trắng trợn cắt các dây cáp quang, ở độ sâu 30 m, khi tàu Việt Nam hoạt động bình thường trong vùng biển của mình.
 
TQ còn dùng cả tàu chiến hải quân để giải cứu các tàu cá. So với các vi phạm có tính hệ thống của TQ đối với chủ quyền biển đảo của Việt Nam từ trước đến nay, những cuộc gây hấn lần này là đặc biệt nghiêm trọng và nguy hiểm.

Ngày 13-6 (giờ địa phương), thượng nghị sĩ Jim Webb (Mỹ) đệ trình lên Thượng viện Mỹ một nghị quyết lên án Trung Quốc sử dụng vũ lực tại biển Đông.

Tại Đối thoại Shangri-La  2011 (Singapore), một hội nghị về an ninh châu Á, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates tuyên bố: Quân đội nước này sẽ duy trì sự hiện diện mạnh mẽ trên khắp châu Á với việc bổ sung các loại vũ khí công nghệ cao mới nhằm bảo vệ đồng minh và tuyến đường vận chuyển.
 
Ông Gates nói rõ: “Một trong những thay đổi ấn tượng nhất mà tôi thấy được trong các chuyến công du đến châu Á là mong muốn ngày càng lan rộng khắp châu Á về việc xây dựng mối quan hệ quân sự mạnh hơn với Mỹ, rõ hơn rất nhiều so với cách đây 20 năm”.

Và sau tuyên bố là hành động. Yahoo News Online đưa tin: Ngày 11-6, hải quân Mỹ vừa triển khai tàu USS Chung-Hoon, một khu trục hạm có trang bị tên lửa, đến khu vực biển Đông trong tuần này để kiểm tra việc thực hiện quyền tự do lưu thông hàng hải tại đây.
 
Theo nguồn tin này, chiếc tàu khu trục hạm sẽ đi qua những vùng biển mà Mỹ xem là hải phận quốc tế để giám sát quyền tự do lưu thông và chứng tỏ rằng cộng đồng quốc tế không chấp nhận những đòi hỏi của các quốc gia trái với quyền tự do lưu thông ấy.

Ngày 10-6, văn phòng thượng nghị sĩ Jim Webb (Mỹ) đã ra thông cáo báo chí bày tỏ mối quan ngại sâu sắc về việc TQ liên tiếp sử dụng vũ lực nhằm khẳng định tuyên bố chủ quyền biển tại biển Đông.
 
Thông cáo viết: “Hành động đe dọa của TQ gây quan ngại sâu sắc. Mỹ có lợi ích chiến lược rõ ràng trong việc tạo điều kiện cho một phương thức tiếp cận đa phương, hòa bình để giải quyết các tranh chấp kể trên, bảo đảm tự do thông thương theo luật pháp quốc tế”.
 
Được biết, ngày 13-6 (giờ địa phương), thượng nghị sĩ Webb sẽ đệ trình một nghị quyết lên án TQ sử dụng vũ lực tại biển Đông lên thượng viện.

Cùng ngày 10-6, báo Yomiuri Shimbun (Nhật Bản) đã có bài bình luận với tựa đề “Bắc Kinh phải biết tự kiềm chế trên vùng biển” và khuyên TQ hãy biết xử sự như một nước lớn!
 
Bài báo vạch rõ hành động của TQ đối với Việt Nam đã vi phạm tuyên bố mà TQ từng ký kết với ASEAN (DOC) đồng thời đưa ra lời kêu gọi các nước ASEAN cần phải đoàn kết mạnh mẽ để ngăn chặn việc TQ biến biển Đông thành “ao nhà của TQ”.
 
Bài báo cũng khuyến cáo TQ nên đối thoại với ASEAN để đi đến Bộ Quy tắc ứng xử ở biển Đông (COC) nhằm giải quyết các tranh chấp.

Để đối phó với sự bất định phát sinh từ viễn cảnh có tính đa cực tại Đông Á, hậu quả từ sự trỗi dậy của TQ, SOM-ASEAN, ASEAN+3 (ASEAN cùng Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, hay còn gọi là APT), EAS (Cấp cao Đông Á) và ARF đều là những khuôn khổ đa phương đã sớm được vận hành bấy lâu nay.
 
 Kỳ họp vừa qua diễn ra tại Surabaya (Indonesia) từ ngày 7 đến 11-6 là để chuẩn bị cho Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN lần thứ 44 (AMM 44), các cuộc họp sau đó với các đối tác (PMC) và ARF 18, dự kiến vào cuối tháng 7-2011.

Tại các cuộc họp này, đại diện của Việt Nam hơn một lần khẳng định: Hòa bình, ổn định, an ninh và an toàn hàng hải ở biển Đông là mối quan tâm và lợi ích chung của tất cả các nước. Vì vậy, khu vực và tất cả các nước cần phải tiếp tục nỗ lực và chung sức vì những mục tiêu này.
 
Trong tinh thần đó, các thành viên ASEAN hãy phát huy hơn nữa các công cụ và cơ chế khu vực hiện hữu như Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác (TAC), DOC, ARF…, đồng thời cảnh giác đừng để rơi vào “cái bẫy song phương của TQ”.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo