xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Phát hiện thành cổ thời Đại Việt – Chăm Pa

Khánh Trình

(NLĐO) - Một thành lũy cổ bằng đá có chiều dài 30 km, thuộc thời kỳ Đại Việt - Chăm Pa vừa được nhóm nghiên cứu khảo cổ học thuộc Sở Văn hoá - Thể thao & Du lịch Hà Tĩnh phát hiện vào ngày 17-6.

Đoạn thành lũy cổ được phát hiện tại đỉnh đèo Bụt thuộc địa bàn xã Kỳ Lạc, huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh), có chiều dài hơn 1 km, được ghép bằng những phiến đá liếp kích thước to nhỏ không đều nhau. Đây là một đoạn còn lại trong hệ thống lũy cổ Lâm Ấp (thời kỳ Đại Việt - Chăm Pa) kéo dài từ Tây sang Đông với độ dài khoảng trên 30 km do chúa Lâm Ấp là Phạm Văn (345-375) khởi công xây dựng để bảo vệ biên giới.
    
img

Đoạn thành lũy cổ bằng đá của thời kỳ Đại Việt - Chăm Pa vừa được phát hiện tại Hà Tĩnh

 
Thành lũy bắt đầu từ địa phận làng Ngưu Sơn, tổng Hoằng Lễ (nay là xã Kỳ Nam, Kỳ Phương) đến làng Xuân Quan, Xuân Sơn tổng Vọng Liêu (nay là xã Kỳ Lạc), có chỗ ghép bằng đá, có chỗ đắp bằng đất và xây dựng dựa vào dãy Hoành Sơn.
 
Phía Nam, mặt đứng thành lũy tạo theo phương thẳng đứng (độ cao bình quân 3,5m - 4 m), phía Bắc chân thành lũy được mở rộng ra, cách nhau 5 m lại được tạo một ô hình vuông (70 cm x 70 cm) xuyên thành và cứ 20 m có ghép lớp đá theo kiểu tam cấp để lên mặt lũy. Mặt trên thành lũy khá bằng phẳng, nơi rộng nhất là 2 m, nơi hẹp nhất từ 1,2 m - 1,5 m.  
    
Đến giai đoạn Trịnh - Nguyễn phân tranh, hệ thống lũy này được chúa Trịnh Toàn củng cố thêm nên người dân còn gọi là lũy ông Ninh (Ninh Quận công - Trịnh Toàn).
 
Anh Nguyến Tiến Thiệu, cán bộ chuyên trách văn hóa xã Kỳ Lạc, cho biết trước đây lũy đá này bị cây rừng bao phủ. Khi xây đập Kim Sơn (xã Kỳ Hoa), người dân trong vùng đã khai thác đá của thành lũy để kè bờ đập và trong quá trình xây dựng đường dây 500 KV Bắc - Nam, một cột trụ của đường điện nằm sát điểm đầu vị trí đèo Bụt nên một phần thành lũy bị phá vỡ. Những năm gần đây, nhờ phân lô khu vực trồng và bảo vệ rừng nên việc khai thác đá không còn tái diễn, thành lũy cổ này được người dân và chính quyền địa phương quan tâm bảo vệ. 
 
Ông Lê Bá Hạnh, Phó Giám đốc Bảo tàng Hà Tĩnh, cho biết: “Đây là một phát hiện khá lý thú của chuyên ngành khảo cổ học nói riêng và giới nghiên cứu lịch sử nói chung trong việc khám phá, nghiên cứu về những dấu tích thành lũy cổ Việt Nam. Niên đại, kỹ thuật, vật liệu xây dựng và vai trò của thành lũy cổ trên trong các giai đoạn lịch sử Việt Nam sẽ được xác định cụ thể”.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo