xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Phạt nặng còi to

PHÙNG KHA

Từ ngày 30-6, phương tiện giao thông lắp còi hơi có âm lượng quá quy định sẽ bị xử phạt từ 2-3 triệu đồng

Sau một năm đi vào cuộc sống, Nghị định 34/2010 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ đã bộc lộ một số kẽ hở cần điều chỉnh. Theo nhiều chuyên gia trong lĩnh vực giao thông, Nghị định 33/2011 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34 (có hiệu lực từ ngày 30-6) cơ bản đã bịt những kẽ hở này.

Hành vi nguy hiểm

Theo Nghị định 33, người điều khiển phương tiện chở hàng vượt quá khổ giới hạn của cầu, đường nhưng không có giấy phép lưu hành; điều khiển xe lắp đặt, sử dụng còi vượt quá âm lượng theo quy định; không có bằng lái FC khi điều khiển ô tô đầu kéo sơ mi rơ-moóc (SR) sẽ bị xử phạt từ 2-3 triệu đồng.

Thượng tá Trần Sơn, Phó trưởng Phòng Hướng dẫn luật, điều tra, xử lý tai nạn giao thông - Cục CSGT Đường bộ, Đường sắt (Bộ Công an), cho rằng những bổ sung này sẽ giúp người điều khiển phương tiện nghiêm chỉnh chấp hành các biện pháp bảo đảm an toàn giao thông. Theo ông Sơn, trong số 23 hành vi bị nghiêm cấm trong Luật Giao thông Đường bộ, việc sử dụng còi hơi trái quy định được coi là hành vi nguy hiểm, có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như tính mạng của người khác.
 
Tuy nhiên, ông Sơn thừa nhận lực lượng CSGT gặp không ít khó khăn khi xử lý các phương tiện lắp còi hơi âm lượng to quá mức. “Người điều khiển phương tiện ít khi bấm còi trước mặt CSGT. Hơn nữa, CSGT không đủ thiết bị để đo âm lượng còi. Vì vậy, việc xử phạt vẫn phải dựa vào các đợt kiểm tra chuyên đề, phối hợp thường xuyên giữa CSGT, các sở GTVT và ngành đăng kiểm” - thượng tá Trần Sơn nói.
img
Việc sử dụng còi hơi trái quy định được coi là hành vi nguy hiểm. Ảnh: TẤN THẠNH

Theo ông Đỗ Hữu Đức, Phó Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam (Bộ GTVT), Thông tư 10/2009 của Bộ GTVT quy định độ ồn của còi hơi nằm trong ngưỡng từ 90-115 decibel (dB). Các phương tiện giao thông lắp đặt còi có âm lượng lớn hơn hoặc dưới ngưỡng trên là vi phạm quy định. “Ô tô được phép lưu hành ở Việt Nam rất ít loại trang bị còi hơi và còi kinh dị. Các loại còi này chủ yếu được chủ phương tiện lắp thêm sau khi đưa xe đi đăng kiểm. Thiết bị đo tiếng ồn chỉ có giá vài trăm USD nên lực lượng CSGT có thể trang bị được” – ông Đức nói. Thượng tá Trần Sơn cho biết sẽ trang bị các loại máy móc này nhưng trước mắt để thực hiện Nghị định 33, vẫn phải dựa vào phối hợp kiểm tra liên ngành.

Gây khó doanh nghiệp

Một điểm đáng chú ý trong Nghị định 33 là việc Chính phủ đồng ý lùi thời hạn xử phạt đối với ô tô không lắp thiết bị giám sát hành trình (hộp đen) tới ngày 1-7-2013. Trong khi đó, Nghị định 91 về điều kiện kinh doanh vận tải bằng ô tô vẫn chưa được sửa đổi tương xứng khi giữ quy định từ ngày 1-7-2011, xe kinh doanh vận tải phải lắp đặt hộp đen.
 
 Điều đáng nói là tới ngày 23-4-2011, Thông tư 08 quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị giám sát hành trình ô tô mới có hiệu lực. Tới ngày 17-6 (trước thời điểm 1-7, có 13 ngày), Bộ GTVT mới công bố danh sách 4 đơn vị cung cấp hộp đen đạt chuẩn khiến nhiều doanh nghiệp cuống cuồng khi chấp hành Nghị định 91.

Lãnh đạo nhiều doanh nghiệp cho biết xây dựng các quy định hộp đen xe khách chẳng khác nào việc tài xế phải có bằng FC khi điều khiển xe SR, từng phải gia hạn 2-3 lần. Ngoài ra, nhiều địa phương còn lấy lý do doanh nghiệp chưa lắp đặt hộp đen nên chỉ cấp phép tạm thời hoạt động vận tải trong thời gian một năm. Khi nào doanh nghiệp hoàn thiện đầy đủ việc lắp đặt hộp đen mới được cấp phép đầy đủ theo đúng thời hạn là 7 năm.

Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng điều này làm khó cho rất nhiều doanh nghiệp. “Trong văn bản mới đây gửi Bộ trưởng Bộ GTVT Hồ Nghĩa Dũng, chúng tôi đã kiến nghị tăng thời gian cấp phép tạm thời kinh doanh vận tải với các doanh nghiệp chưa lắp đặt hộp đen ở mức 2 năm, cho phù hợp với Nghị định 33. Đồng thời, Bộ GTVT cũng nghiên cứu cho phép các doanh nghiệp được tiếp tục sử dụng các hộp đen đã lắp đặt đến năm 2013 để tránh lãng phí”- ông Hùng nói.

Thiếu kiếng chiếu hậu, phạt từ 300.000 - 500.000 đồng

Thượng tá Trần Sơn cho biết thời gian qua, nhiều vụ tai nạn giao thông xuất phát từ việc phương tiện thiếu các thiết bị tín hiệu, cảnh báo, quan sát. Vì vậy, Nghị định 33 đã bổ sung chế tài mạnh đối với các hành vi điều khiển  xe không có đủ đèn chiếu sáng, đèn soi biển số, đèn báo hãm, đèn tín hiệu, cần gạt nước, kiếng chiếu hậu, dụng cụ thoát hiểm, thiết bị chữa cháy, đồng hồ báo tốc độ… Những hành vi này sẽ bị xử phạt từ 300.000 – 500.000 đồng.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo