Quốc lộ 13 (quận Thủ Đức - TPHCM) thường xuyên bị ngập mỗi khi mưa. Ảnh: TẤN THẠNH
Trung tâm đã kiến nghị lên UBND TP và TP cũng đã nhiều lần xử lý các đơn vị thi công, tuy nhiên, hiện có nhiều đơn vị dù đã nhiều lần bị xử lý nhưng vẫn không nghiêm túc khắc phục.
* TP đã và đang triển khai nhiều dự án chống ngập nhưng tình trạng ngập vẫn chưa được cải thiện, vì sao, thưa ông?
- Đúng là TP đã triển khai nhiều dự án chống ngập nước, tuy vậy hiện nay, các dự án lớn như dự án cải thiện môi trường nước, dự án nâng cấp đô thị, dự án Nhiêu Lộc - Thị Nghè… vẫn chưa phát huy tác dụng.
* Vậy theo ông, đến khi nào TP mới hết bị ngập mỗi khi có mưa hoặc triều cường?
- Hiện nay, công tác chống ngập được xem là một trong sáu chương trình trọng điểm cần tập trung thực hiện của TP trong giai đoạn 2010 đến 2011. Mới đây, UBND TP cũng đã phê duyệt chương trình giảm ngập nước cho TP giai đoạn 2011 đến 2015 và tầm nhìn đến năm 2025, tuy nhiên, để đưa ra nhận định khi nào TP hết ngập là rất khó.
Trong tuần qua, đại diện UBND TPHCM và Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) đã ký biên bản ghi nhớ về dự án nâng cao năng lực quản lý hệ thống thoát nước và xử lý nước thải giai đoạn 2.
Những điểm “đen” cần tránh khi mưa Mới đây, cơn mưa chiều 4-7 khiến đường An Dương Vương, Tân Hòa Đông, Bà Hom, Kinh Dương Vương (quận 6), Trần Đại Nghĩa (quận Tân Bình), Kha Vạn Cân (quận Thủ Đức) bị ngập nặng. Tối 6-7, đường Lương Định Của (quận 2), Xô Viết Nghệ Tĩnh (quận Bình Thạnh) cũng lênh láng nước do… mưa khiến hàng ngàn phương tiện giao thông bị chết máy, ùn ứ giao thông nghiêm trọng.
Theo Trung tâm Điều hành Chương trình chống ngập nước TPHCM, hiện trên địa bàn TP có 46 điểm ngập, trong đó có 12 điểm ngập mới tập trung trên một số tuyến đường như Trần Hưng Đạo (quận 1), Thảo Điền, Lương Định Của (quận 2), Xô Viết Nghệ Tĩnh, khu vực Thanh Đa, Ung Văn Khiêm (quận Bình Thạnh), khu vực Bà Hom, Tân Hòa Đông, An Dương Vương (quận 6), đường Phạm Anh (quận Tân Phú), An Dương Vương, Trần Đại Nghĩa (quận Bình Tân), Huỳnh Tấn Phát (quận 7)… |
Bình luận (0)