xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Di tích “chảy máu”

Bài và ảnh: PHẠM DŨNG

Một ngôi đình 180 năm tuổi đã được xếp hạng di tích lịch sử cấp TP đang bị băm nát

Giống như hàng loạt ngôi đình mà Báo Người Lao Động đã phản ánh, hiện phần lớn diện tích đất của đình Bình Tiên (tọa lạc tại số 122 Minh Phụng, phường 6, quận 6-TPHCM) cũng đã bị băm nát để cho thuê.
 
Đình Bình Tiên được xây dựng vào năm 1832, thờ ngài Đoàn Văn Túc, là vị quan mẫu mực, có nhiều đóng góp cho đất nước dưới triều Nguyễn. Ngày 20-6-2009, ngôi đình này đã được UBND TPHCM ra quyết định xếp hạng di tích lịch sử cấp TP.
 
img
Đình Bình Tiên, mặt tiền đường Minh Phụng bị chính quyền sở tại cắt xén cho thuê kinh doanh
 
Mặc sức xà xẻo

Nằm cạnh chợ Minh Phụng (quận 6), di tích đình Bình Tiên đã trở thành địa điểm đắt địa để các hộ dân lấn chiếm làm nhà ở, kinh doanh.
 
Theo ghi nhận của chúng tôi, mặt tiền Hội quán Bình Tiên đường Minh Phụng (một phần di tích) đã bị hai hộ dân dựng ki-ốt kinh doanh giày dép, ba lô tấp nập người ra vào. Trong khi đó, 8 ngôi nhà mặt tiền chợ Minh Phụng thuộc phạm vi đất đình cũng bị chính quyền địa phương “xẻo” vụn cho thuê.
 
Đặc biệt, ngày 6-9-2010, UBND quận 6 cấp phép cho ông Nguyễn Văn Khảm xây dựng ngôi nhà 5 tầng trên phần đất của đình Bình Tiên tại số 104 Minh Phụng. Có được giấy phép trong tay, ông Khảm đã tiếp tục lấn đất đình với diện tích 1,93m2. Xây dựng ngôi nhà 5 tầng sau khi di tích được xếp hạng đã phá vỡ toàn bộ cảnh quan kiến trúc của ngôi đình 180 năm tuổi này.
 
Hiện nay, các hộ dân đã “thập diện mai phục” đất đình, tách đôi Miễu Bà ra khỏi đình Bình Tiên. Tiếp chúng tôi, một thành viên ban quản trị ngậm ngùi: “Khi ngôi nhà không phép 5 tầng khởi công xây dựng, chúng tôi đã liên tục gửi đơn cầu cứu khắp nơi nhưng không được quan tâm!?”.

Cũng đang trong tình trạng chờ “lên thớt” hợp thức hóa phần đất lấn chiếm gần 40 m2 của một hộ dân, ban quản trị đình Thới Hòa (376/21 Bến Bình Đông, phường 15, quận 8) cũng đang gõ cửa khắp nơi để đấu tranh giành lại đất đình.
 
Bà Tô Thị Mỹ Loan (người trông đình đời thứ 6) cho biết: “Đình Thới Hòa được xây dựng từ rất lâu, đến năm 1918 đình được xây dựng lại do sự tàn phá của bom đạn. Hiện chúng tôi đang kiên quyết lấy lại phần nhà phía sau đình đang bị xâm chiếm”.
 
Theo bà Loan, sau ngày giải phóng, bà N.T.L thường đến làm công quả cho đình, thấy bà L. không có nơi ở ổn định, hội đình thống nhất cho bà ở phần nhà sau của đình. Không lâu sau, bà L. dẫn dắt cả gia đình đến sống.
 
Thời gian gần đây, bà L. đã làm đơn xin hợp thức hóa phần đất đình Thới Hòa làm tài sản của riêng. Những người có trách nhiệm ở đình Thới Hòa đã liên tục khiếu nại lên phường nhưng phường hòa giải bất thành. Hiện vụ việc vẫn chưa ngã ngũ, phần đất đình Thới Hòa đang từng ngày “rỉ máu”.

Kiên quyết xử lý

Bà Vũ Kim Anh, Phó Giám đốc Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch TPHCM, cho biết sau khi Báo Người Lao Động phản ánh tình trạng cắt đất đình đem bán, cho thuê xảy ra trên địa bàn quận 1, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch đã yêu cầu UBND quận 1 báo cáo đầy đủ các sai phạm.
 
Theo bà Anh,  đình Tân An, đình Hòa Mỹ, đình Ông Quan Thánh (phường Đa Kao), chùa Cô Hồn (phường Tân Định, đã bị xóa sổ) là các cơ sở tín ngưỡng dân gian chịu sự quản lý trực tiếp của chính quyền địa phương.
 
Nếu các đình, chùa này bị xâm chiếm và sử dụng sai mục đích thì chính quyền địa phương phải chịu trách nhiệm, sai sẽ bị xử lý.

Phó Chủ tịch UBND quận 1, bà Nguyễn Thị Liên, cho rằng những gì báo chí phản ánh là có thật, quận đã chỉ đạo rà soát và yêu cầu các phường báo cáo để có biện pháp xử lý. Đối với những vấn đề liên quan đến pháp lý, đất đai thì cần phải có lộ trình để giải quyết.
 
“Sau khi báo phản ánh, chúng tôi đã cho dẹp ngay hàng rong buôn bán quanh các đình. Đối với phòng tập tạ, nhà kho của Công ty Cổ phần Kiến trúc Đô thị Nam Sài Gòn lấn chiếm đất đình Tân An; lò bánh mì, xưởng giày mở ngay trong “ruột” đình Hòa Mỹ, trong vòng 1 tháng, UBND các phường Đa Kao và Tân Định phải dẹp ngay để bá tánh có nơi hương khói, cúng kiếng”- bà Liên khẳng định. 

Lãnh đạo phường né báo chí

Theo lịch hẹn, phóng viên Báo Người Lao Động sẽ trao đổi với Chủ tịch UBND phường Đa Kao (quận 1) Nguyễn Hải Quân về những vấn đề báo phản ánh. Tuy nhiên, khi phóng viên đến thì ông Quân cho cấp dưới truyền đạt: “Lãnh đạo phường bận đi họp, muốn trao đổi gì thì để lại số điện thoại, chừng nào lãnh đạo soạn xong hồ sơ sẽ gọi”.
 
Tuy nhiên, đã một tuần trôi qua, lãnh đạo phường này vẫn… im lặng. Tương tự, Chủ tịch UBND phường Tân Định Nguyễn Thành Danh sau 10 phút suy nghĩ đã kêu nhân viên lấy lại số điện thoại phóng viên để sắp xếp, cử người trao đổi sau.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo