xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Ăn xổi...

Minh Hà

Chuyện nước ta phải nhập khẩu chính loại than đã “tích cực” xuất khẩu chưa kịp lắng thì những ngày qua, dư luận lại “nóng” lên chuyện nhập khẩu muối và các doanh nghiệp ở thủ phủ cà phê Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) phải chạy vạy thu mua cà phê của doanh nghiệp nước ngoài để… xuất khẩu.

Những chuyện nghe ngược đời nhưng đó chính là hệ quả tất yếu của tư duy “ăn xổi”, đặt lợi ích cục bộ lên trên lợi ích chung và quản lý thiếu tầm nhìn dài hạn. Với chiều dài 3.260 km bờ biển nhưng thay vì xuất khẩu muối, nước ta lại phải nhập khẩu. Năm 2011, Việt Nam đưa ra hạn ngạch nhập khẩu tối thiểu 182.000 tấn muối.
Tại cuộc họp tuần qua với Bộ Công Thương, nhiều doanh nghiệp lại kiến nghị tăng thêm hạn ngạch này. Trong khi đó, không ít lần diêm dân kêu cứu vì muối tồn đọng, không có kho để bảo quản nên công sức của họ như muối… bỏ bể. Doanh nghiệp chỉ mua muối của dân khi cần, còn khi không cần thì bỏ mặc. Không ai nghĩ đến chuyện đầu tư kho chứa, bảo quản hay công nghệ để nâng cao chất lượng hạt muối.
Tương tự, vào thời điểm này, cà phê đang được giá nhưng nhiều doanh nghiệp trong nước đứng ngồi không yên vì đã lỡ ký hợp đồng xuất khẩu mà không có cà phê để giao theo tiến độ. Mua trong dân thì không còn bởi giá cao, dân đã bán hết. Trong khi đó, một số hãng kinh doanh cà phê nước ngoài lại ung dung… làm giá vì họ có các kho ngoại quan và kho riêng với lượng hàng tập trung trên 200.000 tấn. Hiện nay, nếu bán ngược lại cho thị trường nội địa, các hãng kinh doanh cà phê nước ngoài có giá tốt hơn so với việc đưa hàng sang bán cho Liffe (thị trường kỳ hạn London). Thị trường cà phê nội địa Việt Nam buộc phải nhường sân cho một vài hãng kinh doanh nước ngoài!
img
Thị trường cà phê nội địa đang phải nhường sân cho doanh nghiệp nước ngoài. Ảnh minh họa Internet
Theo một quan chức của Bộ Công Thương, đây là bài học đắt giá bởi Việt Nam hiện có trên 150 doanh nghiệp xuất khẩu cà phê với sản lượng không dưới 1 triệu tấn/năm nhưng mạnh ai nấy làm và thiếu quan hệ với nông dân. Đây cũng là bài học của gạo, điều, cá tra, basa… - những mặt hàng Việt Nam lọt vào top xuất khẩu nhất, nhì thế giới nhưng “sân chơi” lại không do doanh nghiệp trong nước làm chủ. Tầm nhìn ngắn và tính cách “ăn xổi” trong sản xuất kinh doanh cũng là một nguyên nhân khiến sản xuất trong nước luôn rơi vào vòng luẩn quẩn “được mùa, mất giá”. Đáng lưu ý là bài học này ai cũng thấy nhưng vẫn cứ lặp lại. Hiện tại, vẫn chưa mấy doanh nghiệp xuất khẩu nông sản đầu tư đồng bộ cho sản phẩm đầu vào như kho bãi, bảo quản sau thu hoạch đến giống, công nghệ… Việc quản lý, khai thác tài nguyên khoáng sản cũng còn nhiều bất cập, cắt khúc cho các địa phương hoặc phó mặc cho các tập đoàn. Chỉ riêng ngành than, tỉ lệ thất thoát đã lên tới 60% sản lượng khai thác! Có chuyên gia cho rằng nếu không sớm chấn chỉnh, sẽ có lúc Việt Nam phải nhập cả… nước sạch!
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo