xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Diễn đàn an ninh ASEAN "nóng" chuyện biển Đông

Hoàng Phương

Hội nghị Bali sẽ thảo luận việc soạn thảo Bộ Quy tắc ứng xử ở biển Đông (COC) mang tính ràng buộc hơn

img
Cờ ASEAN được treo lên bên ngoài địa điểm diễn ra các hội nghị ASEAN
trên đảo Bali (Indonesia) hôm 17-7. Ảnh: Getty Images
Vấn đề tranh chấp ở biển Đông dự kiến sẽ bao trùm chương trình nghị sự tại hội nghị ngoại trưởng ASEAN và các hội nghị liên quan diễn ra ở Bali (Indonesia) trong tuần này. 
Các cuộc hội đàm tại Bali sẽ bắt đầu bằng hội nghị bộ trưởng ASEAN trong ngày 19-7, theo sau là Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN+3 (với các đối tác Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc) trong ngày 21-7.
Đến ngày 23-7, ngoại trưởng 27 nước, trong đó có 10 thành viên ASEAN, sẽ tham dự diễn đàn an ninh lớn nhất trong khu vực – gọi là Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF).
Hãng tin DPA (Đức) nhận định các hội nghị nói trên diễn ra trong bối cảnh tình hình căng thẳng ở biển Đông đã làm gia tăng nỗi lo về an ninh khu vực.
Phát biểu trước thềm các hội nghị, Ngoại trưởng Indonesia Marty Natalegawa cũng thừa nhận: “Dù muốn hay không thì vấn đề biển Đông, nhất là những diễn biến trong những tuần gần đây, đang thu hút sự chú ý của chúng ta”.
Ông Natalegawa cho biết hội nghị Bali lần này sẽ tập trung thảo luận về việc soạn thảo Bộ Quy tắc ứng xử ở biển Đông (COC) mang tính ràng buộc hơn so với Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC) mà ASEAN và Trung Quốc đã đạt được vào năm 2002.
Theo ông Natalegawa, ASEAN muốn hoàn tất việc thương thảo về COC trước khi Hội nghị Cấp cao ASEAN diễn ra vào tháng 11 tới. Ông nhận định: “Chúng ta có thể đạt được tiến triển đáng kể nếu tất cả các bên đều có thiện chí”.
Ngoài vấn đề biển Đông, Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN dự kiến sẽ thảo luận về vấn đề tranh chấp lãnh thổ tại biên giới Thái Lan – Campuchia, dẫn đến các cuộc đụng độ giữa hai nước vào tháng 4.
Tại hội nghị với các đối tác khu vực, ASEAN dự kiến sẽ bàn về việc tăng cường hợp tác để ứng phó với các thảm họa. Ngoại trưởng Natalegawa cho biết: “Chúng tôi muốn tập trung vào những bước đi cụ thể được hiện thực hóa mỗi khi có thảm họa xảy ra để có thể cứu sống nhiều sinh mạng hơn”.
Ngoài ra, ASEAN hy vọng thuyết phục được các nước có vũ khí hạt nhân tham gia Hiệp ước Khu vực Đông Nam Á không vũ khí hạt nhân. Dù vậy, vấn đề hạt nhân của CHDCND Triều Tiên dự kiến sẽ không có trong chương trình nghị sự của hội nghị.

Nghị quyết về biển Đông được trình lên Hạ viện Mỹ

Hạ nghị sĩ Mỹ Ileana Ros-Lehtinen hôm 15-7 đã trình lên hạ viện nghị quyết kêu gọi “một giải pháp hòa bình và hợp tác” cho các cuộc tranh chấp lãnh thổ ở biển Đông. Theo báo Taipei Times (Đài Loan), nghị quyết nói trên ủng hộ quyền đi lại tự do trên các vùng biển ở Đông Á, trong đó có biển Đông. Nghị quyết khẳng định: “Nước Mỹ có lợi ích an ninh và kinh tế trong việc bảo đảm rằng không bên nào sử dụng vũ lực đơn phương để khẳng định chủ quyền lãnh hải ở Đông Á”.

Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario đã lên tiếng hoan nghênh nghị quyết nói trên vốn được sự hậu thuẫn của 27 hạ nghị sĩ Mỹ khác. Trước đó, Thượng viện Mỹ đã thông qua một nghị quyết tương tự về biển Đông, trong đó kêu gọi giải pháp hòa bình đa phương đối với tranh chấp lãnh hải ở biển Đông.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo