xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Giải thế cờ biển Đông

TS TRẦN NAM TIẾN (Khoa Quan hệ Quốc tế - Trường ĐH KHXH-NV TPHCM)

Biển Đông dậy sóng bởi những hành động gây hấn của Trung Quốc nhưng nước này né tránh hầu hết các giải pháp giải quyết căng thẳng nhằm tạo thế “cá lớn nuốt cá bé”. Dù vậy, Trung Quốc không dễ thực hiện tham vọng độc bá

Biển Đông là một trong những vấn đề ngoại giao nhạy cảm nhất giữa Trung Quốc và Mỹ. Mỹ nhất quán theo đuổi lập trường đa diện: Đòi hỏi tôn trọng quyền tự do qua lại trên biển, chống lại độc bá biển Đông nhưng tuyên bố không đứng về bên nào trong cuộc tranh chấp.

Mỹ - Trung: Cứng và mềm

Từ tháng 7-2010, khi căng thẳng giữa các bên tuyên bố chủ quyền ở vùng biển này gia tăng, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã có sự “vận động” để xây dựng mối liên kết với một số quốc gia Đông Nam Á để đưa ra tuyên bố phản đối Trung Quốc.
Tại một hội nghị khu vực ở Việt Nam, ngoại trưởng Mỹ đã thẳng thừng tuyên bố Mỹ có “lợi ích quốc gia” tại biển Đông và cho rằng Trung Quốc cũng như các nước khác nên tôn trọng thỏa thuận năm 2002, bảo đảm việc giải quyết tranh chấp chủ quyền “bằng các biện pháp hòa bình”.
Phía Trung Quốc thực sự bất ngờ khi Mỹ can dự vào biển Đông và ngày càng tỏ ra quyết liệt trong vấn đề này. Điều đó xuất phát từ việc một hoặc nhiều quan chức Trung Quốc đã gắn mác để biển Đông là một “lợi ích cốt lõi” của Trung Quốc.
Một khía cạnh khác cũng khiến Mỹ lo ngại: Sự phát triển của Trung Quốc hiện nay chắc chắn tiếp tục là một mối đe dọa địa - chính trị đối với Nhật Bản và Hàn Quốc - những đồng minh quan trọng của Mỹ ở khu vực Đông Á.
Tuyên bố cứng rắn của Mỹ thực chất là một phần phản ứng lời kêu gọi của các quốc gia Đông Nam Á về vai trò mạnh mẽ hơn của Mỹ trong khu vực để cân bằng với Trung Quốc.
Tuy nhiên, sự căng thẳng giữa Bắc Kinh và Washington sau đó lại làm dấy lên lo lắng rằng một cường quốc hải quân hiện thời và một Trung Quốc đang trỗi dậy có thể đi vào một cuộc xung đột ở nước láng giềng của họ.
Quan hệ Mỹ - Trung càng nóng hơn khi hai nước tiến hành công kích lẫn nhau trên các diễn đàn ngoại giao. Từ đầu năm 2011, phía Mỹ đã bắt đầu nói nhiều đến vai trò của Trung Quốc hơn.
img
Ngư dân Việt Nam quyết tâm bám biển và khai thác thủy hải sản. Ảnh: VŨ CÔNG ĐIỀN
Trước những động thái “vũ lực” của Trung Quốc ở biển Đông, Mỹ nhắc nhở Trung Quốc đã là cường quốc thì cần phải hành xử cho đàng hoàng, rằng vấn đề biển Đông cần phải được giải quyết trên tinh thần đàm phán chứ không phải bằng “dọa nạt”, rằng Mỹ cực lực phản đối sử dụng vũ lực hoặc đe dọa vũ lực tại biển Đông…
Trước những động thái của Mỹ, Trung Quốc đã phản ứng gay gắt, thậm chí “đe dọa” rằng Mỹ đừng có mà lấy lý này cớ nọ “can thiệp nội bộ” Đông Nam Á, cũng như đừng dựng đứng chuyện Trung Quốc muốn thao túng biển Đông để kích động, gây chia rẽ tình đoàn kết các nước láng giềng.
Gần đây nhất, ngày 22-6, Trung Quốc đã lên tiếng kêu gọi Mỹ nên tránh xa những tranh chấp ở biển Đông, đồng thời tuyên bố sự can dự của Mỹ trong vấn đề này chỉ càng làm cho tình hình trở nên phức tạp và tồi tệ hơn.
Việc Mỹ đưa hải quân tới tham gia cuộc tập trận chung với một số nước châu Á cũng đã khiến Trung Quốc không hài lòng. Nhiều hoạt động quân sự gần đây của Trung Quốc ở biển Đông cũng nhằm hướng đến việc “nhắc nhở” các nước rằng Trung Quốc sẽ mạnh mẽ bảo vệ lợi ích của mình ở đây.

Đồng thuận trong ASEAN

Trước căng thẳng có dấu hiệu leo thang tại biển Đông, Trung Quốc đã khiến các nước ASEAN lo ngại. Tuy nhiên, một sự đồng thuận của ASEAN trong vấn đề biển Đông vào thời điểm này lại dường như chưa có.

Hiện nay, phía Mỹ đã bắt đầu có những động thái làm giảm sự căng thẳng trong quan hệ Mỹ - Trung về biển Đông qua các cuộc đối thoại quân sự và những chuyến viếng thăm của giới chức quân sự hai nước. Tuy nhiên, Mỹ sẽ vẫn duy trì sự hiện diện ở biển Đông như khẳng định của Đô đốc Mike Mullen, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ, trong chuyến viếng thăm Trung Quốc hôm 10-7.

Vì thực tế, trong ASEAN có một số quốc gia không liên quan lợi ích trực tiếp đến khu vực biển Đông. Bên cạnh đó, việc tiếp cận riêng rẽ về góc nhìn, dẫn đến riêng lẻ về phương thức hành động cũng khiến các nước ASEAN thiếu tiếng nói chung đủ mạnh.
Trường hợp Chính phủ Philippines chọn cho mình lối đi riêng năm 2004, ký một thỏa thuận với Trung Quốc về khảo sát địa chấn chung ở khu vực quần đảo Trường Sa đang tranh chấp cũng là một điển hình.
Và ngay trong bản thân giữa các nước ASEAN với nhau vẫn tồn tại mâu thuẫn trong hồ sơ tranh chấp chủ quyền.
Vấn đề trở nên cốt lõi của ASEAN và cơ chế hoạt động của tổ chức này là sự khác biệt giữa chủ quyền quốc gia và tính “ASEAN hóa” trong quá trình hình thành các quyết định dẫn đến một khác biệt trong việc thống nhất lập trường chung trong các vấn đề quan trọng, cụ thể là vấn đề biển Đông.
Từ góc nhìn đó, đối với vấn đề biển Đông, các nước ASEAN cần có sự liên kết trên cơ sở bảo đảm lợi ích tối thiểu cho tất cả các thành viên thông qua tiêu chí loại trừ việc sử dụng vũ lực để giải quyết vấn đề tranh chấp trên toàn bộ biển Đông.
Năm 2002, Trung Quốc và các nước ASEAN đã ký Tuyên bố chung về ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC). Tuy nhiên, qua những diễn biến bất ổn ở vùng biển này thời gian qua, các bên đều mong muốn có một văn bản ràng buộc hơn giữa Trung Quốc và các nước ASEAN.
Cuộc họp các quan chức cấp cao (SOM) ASEAN - Trung Quốc ở Bali - Indonesia ngày 19-7 đã thông qua trên nguyên tắc dự thảo Quy tắc hướng dẫn thực hiện DOC để đệ trình Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN - Trung Quốc. Các nước tham gia cuộc họp đánh giá đây là một kết quả có ý nghĩa vì mục tiêu thúc đẩy thực hiện hiệu quả DOC.

Trong mối tương quan hiện tại, nhiều nước ASEAN vẫn mong muốn có sự hiện diện của Mỹ để làm đối trọng với Trung Quốc. Điều này khiến Trung Quốc khó chịu và tiếp tục gia tăng “ảnh hưởng”.

Kỳ tới: Ngăn chặn mộng bá quyền

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo