xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Áp lực lạm phát rất lớn

Tô Hà

Điểm sáng của kinh tế - xã hội tháng 7 là xuất khẩu tiếp tục tăng, đạt 8,4 tỉ USD; nhập siêu chỉ khoảng 0,2 tỉ USD - mức thấp nhất từ đầu năm đến nay

Tại cuộc họp báo chiều 24-7, Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cho biết lạm phát là một trong những nội dung lớn được Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đề cập nhiều trong phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 7.

Giá thực phẩm tăng đột biến

Mức tăng 1,17% của chỉ số giá tiêu dùng (CPI) được ông Nguyễn Xuân Phúc đánh giá là điểm tối của bức tranh kinh tế - xã hội tháng 7. Như vậy, tính chung 7 tháng, CPI đã tăng tổng cộng 14,61% và tăng 22,16% so với cùng kỳ năm trước.
 
img
Giá thực phẩm tăng ảnh hưởng đến đời sống người dân.
Trong ảnh: Khách hàng chọn mua rau củ tại Coop.Mart Lý Thường Kiệt - TPHCM. Ảnh: TẤN THẠNH
 
Nguyên nhân đẩy CPI tháng 7 tăng cao là sự gia tăng đột biến của giá thực phẩm. “Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát báo cáo trước đây, nông dân nuôi heo có lãi khoảng 300.000 đồng/con thì nay lãi vài triệu đồng” – ông Phúc nói. Đời sống người dân khu vực nông thôn đang tốt lên do giá thịt, cá tăng cao nhưng áp lực lạm phát cũng rất lớn, cần đẩy mạnh chăn nuôi.

Ông Nguyễn Tiến Thỏa, Cục trưởng Cục Quản lý giá - Bộ Tài chính, lý giải giá thực phẩm tăng mạnh do mất cân đối cung - cầu. Vấn đề tác động đến cung - cầu là dịch bệnh và giá thức ăn chăn nuôi. Bên cạnh đó, giá rau xanh cũng tăng mạnh do đây là thời điểm chuyển vụ và ảnh hưởng của bão số 2.
 
Ông Thỏa dẫn lại ý kiến của Bộ NN-PTNT: Biến động giá thực phẩm không có nguyên nhân từ hiện tượng mua vét của thương lái nước ngoài vì hiện tượng này chỉ diễn ra trong 3 tháng đầu năm với sản lượng không lớn.

Đánh giá về xu hướng vận động giá cả những tháng cuối năm, ông Nguyễn Xuân Phúc cho biết cả thế giới đang phải đương đầu với lạm phát, từ nền kinh tế lớn như Mỹ, EU đến các nền kinh tế mới nổi ở khu vực châu Á.
 
“Khó có thể nói chính xác lạm phát sẽ dừng ở con số bao nhiêu do Việt Nam phải chịu tác động lớn từ giá cả của thế giới, nhất là vàng, dầu mỏ”- ông Phúc nhận định. Theo ông Nguyễn Tiến Thỏa, mục tiêu kiềm chế lạm phát 17% năm 2011 khó đạt được vì cuối năm, giá cả thường có xu hướng tăng do nhu cầu tiêu thụ tăng.

Tiếp tục thắt chặt tiền tệ

Điểm sáng của kinh tế - xã hội tháng 7 là xuất khẩu tiếp tục tăng, đạt 8,4 tỉ USD, nhập siêu chỉ khoảng 0,2 tỉ USD - mức thấp nhất từ đầu năm đến nay. Tính chung 7 tháng đầu năm, nhập siêu đạt khoảng 6,64 tỉ USD, bằng 12,9% tổng kim ngạch xuất khẩu trong khi chỉ tiêu Nghị quyết 11 đề ra là 16%.

Trong phiên họp này, kiềm chế lạm phát là một chủ trương nhất quán được Chính phủ một lần nữa tái khẳng định cùng với chủ trương bảo đảm an toàn của hệ thống ngân hàng, không nới lỏng chính sách tiền tệ, cung cấp tín dụng hợp lý cho nông nghiệp nông thôn và khu vực sản xuất.
 
Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Đồng Tiến khẳng định vẫn tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ theo hướng thắt chặt, linh hoạt, kiểm soát tăng trưởng tín dụng phi sản xuất ở mức thấp, đưa từ mức tăng trưởng 22% trong tháng 6 xuống 16% vào cuối năm.

Một vấn đề được báo giới quan tâm là việc Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) kêu lỗ nhưng báo cáo lãi và những kết quả tái cơ cấu tại Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin). Đại diện Bộ Tài chính cho biết 6 tháng cuối năm, Petrolimex hạch toán lỗ. Hiện nay, Nhà nước đã bỏ cơ chế bù lỗ giá xăng dầu.
 
Giá dầu thế giới đã dịu đi nhưng Bộ Tài chính vẫn tạo cơ chế để doanh nghiệp kinh doanh bình thường. “Trong bản cáo bạch để chuẩn bị cổ phần hóa, Petrolimex dự kiến có lãi. Còn thực chất Petrolimex lỗ bao nhiêu, kiểm toán sẽ làm rõ” - vị đại diện nói.
 
Đối với Vinashin, ông Nguyễn Xuân Phúc cho biết đã thực hiện tái cơ cấu một bước trong giải quyết tiền bảo hiểm, tiền lương, đào tạo… và có kết quả tốt.
 
Thông qua danh sách nhân sự
 
Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cho biết theo Luật Tổ chức Chính phủ, đây là phiên họp cuối cùng của Chính phủ khóa XII nên Chính phủ đã đưa ra những đánh giá và tổng kết về công tác của cả nhiệm kỳ.
 
Theo đánh giá, đây là một nhiệm kỳ nan giải với 4 vấn đề lớn: Một là thực hiện đúng và nghiêm túc quy chế trên cơ sở luật pháp đã quy định. Hai là giữ vững chế độ công tác đề cao trách nhiệm cá nhân tập thể. Ba là đoàn kết nhất trí khắc phục khó khăn tốt. Bốn là tinh thần làm việc phấn đấu của các thành viên đều tốt.

“Chính phủ đã cơ bản hoàn thành nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó. Bên cạnh đó, còn một số tồn tại như một số bộ, ngành chưa hoàn thành chức năng, nhiệm vụ được giao. Công tác dự báo kinh tế vĩ mô, cải cách doanh nghiệp Nhà nước, quản lý tài nguyên khoáng sản, chiến lược năng lượng, phòng chống tham nhũng còn có hạn chế” – ông Phúc nói.

Chính phủ đã thảo luận và thông qua danh sách nhân sự khóa XIII trình Quốc hội xem xét, quyết định.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo