xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Cần siết tín dụng ngoại tệ

Thái Phương

Kịch bản áp lực tỉ giá cuối năm 2010 có thể lặp lại với cường độ mạnh hơn nếu không “phanh” gấp tín dụng ngoại tệ từ bây giờ

Theo Cục Thống kê TPHCM, đến cuối tháng 6-2011, tổng dư nợ tín dụng trên địa bàn TP ước đạt 756.000 tỉ đồng, tăng 23,8% so với cùng kỳ. Trong đó, dư nợ tín dụng bằng ngoại tệ đạt 229.000 tỉ đồng, tăng 50,5% so với cùng kỳ năm 2010. Chênh lệch lãi suất giữa VNĐ và USD là nguyên nhân chính khiến tín dụng ngoại tệ tăng mạnh vài tháng qua.

Chênh lệch lớn

Tổng giám đốc một doanh nghiệp (DN) chuyên sản xuất hàng may mặc xuất khẩu cho biết do thuộc diện được vay USD nên chuyện lãi suất đối với công ty ông khá “dễ thở”. Tương tự, khi được hỏi về áp lực lãi suất VNĐ tăng cao gây khó khăn cho DN, phó tổng giám đốc một DN chuyên sản xuất thực phẩm xuất khẩu trả lời: “Chúng tôi vay bằng USD mà, lãi suất thấp lại có nguồn trả nên không căng thẳng về vốn”.

Hiện lãi suất cho vay bằng USD khoảng 6%-8%/năm, trong khi lãi suất cho vay bằng VNĐ 20%-22%/năm. Thử làm một phép tính đơn giản: DN A vay 100.000 USD - tính theo tỉ giá ngày 26-7 là 20.600 đồng, tương đương 2,06 tỉ đồng.
img
Doanh nghiệp đổ xô vay USD có thể gây ra áp lực tỉ  giá vào cuối năm. Ảnh: Hồng Thúy
Với lãi suất vay USD là 8%/năm (0,66%/tháng), mỗi tháng DN A trả lãi 666 USD, tương đương 13,73 triệu đồng. Ngược lại, nếu DN A vay 2,06 tỉ đồng với lãi suất 22%/năm (1,83%/tháng) thì mỗi tháng phải trả lãi tới 37,75 triệu đồng. Phép tính trên cho thấy chênh lệch vay vốn giữa lãi suất VNĐ và USD là rất lớn.

Trong khi đó, quy định về trần lãi suất tiền gửi USD 2%/năm, thông tư yêu cầu tập đoàn, tổng công ty Nhà nước phải bán ngoại tệ cho tổ chức tín dụng… đã giúp lượng ngoại tệ chảy vào ngân hàng (NH) khá dồi dào. Lãi suất cho vay bằng ngoại tệ lại thả nổi khiến các NH có thể áp dụng lãi suất bình quân 6%-8%/năm chưa kể phí và cũng không bị hạn chế mức tăng trưởng tín dụng. Lợi nhuận thu được từ USD cao khiến các NH “hào hứng” cho vay.

Không nên thả lỏng

Từ tháng 3-2011, NH Nhà nước đã ban hành Thông tư 07/2011/TT-NHNN quy định cụ thể các đối tượng được vay ngoại tệ. Theo đó, chỉ các DN có nhu cầu vay USD thanh toán tiền nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ ra nước ngoài nhưng phải có nguồn thu về ngoại tệ để trả nợ. DN cũng có thể vay USD để thực hiện phương án sản xuất, kinh doanh hàng hóa xuất khẩu và có nguồn thu ngoại tệ để trả nợ.
Các trường hợp khác phải được chấp thuận bằng văn bản của Thống đốc NH Nhà nước. Thế nhưng lãi suất vay bằng USD quá hấp dẫn nên sẽ không tránh khỏi trường hợp NH cho vay không đúng hoặc DN “lách” để được vay.
Theo chuyên gia kinh tế - TS Phạm Đỗ Chí, hiện có 3 yếu tố tác động đồng thời có thể gây áp lực lên tỉ giá vào cuối năm. Đó là việc các DN đổ xô vay USD để hưởng chênh lệch lãi suất. Một số NH không ngừng gom USD từ tổ chức, cá nhân, sau đó bán lấy VNĐ rồi cho vay lại với lãi suất cao. Ngay cả DN cũng “đầu cơ” bằng cách vay USD bán lấy VNĐ gửi NH hưởng lãi suất cao.
“Các chính sách đang áp dụng tạo nguồn cung ảo về USD. Cuối năm, khi đến hạn trả nợ, các DN không có nguồn ngoại tệ phải ào ào mua ngoài thị trường, đẩy tỉ giá tăng cao” – chuyên gia này nhận định. Vì vậy, ngay trong quý III/2011, NH Nhà nước cần có biện pháp kéo giảm tín dụng ngoại tệ. Tỉ giá đang được giữ ổn định nhưng không nên vì thế mà “thả lỏng” tín dụng ngoại tệ.

“Nhập siêu năm 2011 có thể lên tới 15-16 tỉ USD và cán cân thanh toán có thể thâm hụt 1-2 tỉ USD chứ không lạc quan như nhiều người nghĩ” – TS Phạm Đỗ Chí quan ngại.  

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo