xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Lúng túng vận chuyển bauxite

THẾ KHA

Chưa tìm được phương án ổn thỏa để vận chuyển bauxite vì giữ tải trọng lớn thì hư hỏng đường sá, nâng cấp đường thì thiếu vốn...

Chiều 2-8, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã chủ trì cuộc họp với đại diện Tổng cục Đường bộ Việt Nam (Bộ GTVT) và Tập đoàn Than-Khoáng sản Việt Nam (TKV) về tuyến vận tải đường bộ phục vụ phát triển công nghiệp nhôm.

Có thể giảm tải xe chở bauxite

Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động sau cuộc họp, Phó Tổng Giám đốc TKV Dương Văn Hòa cho biết Phó Thủ tướng chưa đưa ra kết luận. Tuy vậy, có thể TKV sẽ không cần thiết phải xin giấy phép lưu hành đặc biệt cho đoàn xe chở bauxite (Báo Người Lao Động đã phản ánh). “Có thể chúng tôi sẽ thuê các xe loại nhỏ để vận chuyển alumin nhằm đáp ứng yêu cầu của địa phương và không quá tải cầu đường như quy định của Bộ GTVT”, ông Hòa nói.

Theo đúng kế hoạch, từ tháng 9 tới, TKV sẽ bắt đầu thực hiện vận chuyển alumin theo đường từ Nhà máy alumin Tân Rai (Lâm Đồng) tới Bảo Lộc, rồi theo Quốc lộ 20 về ngã ba Dầu Giây, đi tiếp theo Tỉnh lộ 769 và Quốc lộ 51 xuống cảng Gò Dầu, Đồng Nai. Tính toán của TKV cho thấy từ tháng 9 đến hết năm 2011, khối lượng vận chuyển sẽ đạt khoảng 400 tấn alumin và sẽ tăng dần trong những năm tiếp theo. Trong lúc chờ cảng Kê Gà (Bình Thuận) đi vào hoạt động (năm 2014), TKV buộc phải lựa chọn phương án vận chuyển alumin qua nhiều tuyến đường thuộc tỉnh Đồng Nai.

img
Khai thác bauxite ở Bảo Lộc. Ảnh: Thụy Trang
Với sản lượng vận chuyển như trên, cứ 10 phút sẽ có một xe chở alumin xuất bến và mỗi xe cách nhau khoảng 4 km. Để thực hiện nhu cầu vận chuyển, TKV đã thuê một đoàn xe siêu trường siêu trọng của một doanh nghiệp vận tải ở TPHCM có rơ-moóc nặng 15 tấn, chở 25 tấn bauxite nên tổng tải trọng là 40 tấn. Tuy nhiên, các tuyến đường, cầu trên địa bàn tỉnh Đồng Nai chỉ cho phép xe có tổng tải trọng 25-30 tấn đi qua. Việc đoàn xe 40 tấn của TKV đi vào hoạt động với tần suất lớn có thể làm đường sá bị phá hỏng nghiêm trọng.

Thiếu tiền làm đường

Trong khi đó, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Phạm Quang Vinh cho rằng vấn đề khó nhất hiện nay là thiếu vốn. Chính phủ đã đồng ý về nguyên tắc đầu tư nâng cấp Quốc lộ 20 đoạn từ Bảo Lộc (Lâm Đồng) đến ngã ba Dầu Giây (Đồng Nai) dài 120 km theo hình thức BT (xây dựng-chuyển giao). Tuy nhiên, theo đơn giá của một đơn vị liên doanh với một công ty nước ngoài đưa ra vào năm 2010 thì tổng mức đầu tư lên tới 3.941 tỉ đồng và số tiền Nhà nước phải trả (tiền đầu tư + lãi) vào năm 2015 lên tới 7.167 tỉ đồng. Do số tiền quá lớn nên đến nay vẫn chưa bố trí được vốn thực hiện.

Ông Nguyễn Ngọc Đông, Thứ trưởng Bộ GTVT kiêm Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam, cho biết sắp tới sẽ tổ chức đàm phán về vốn (nếu chỉ có 1 nhà thầu) hoặc tổ chức đấu thầu (nếu có từ 2 nhà thầu trở lên) dự án này. Bên cạnh đó, Tổng cục Đường bộ cũng đang tiến hành lập dự án đầu tư, cải tạo Tỉnh lộ 725, tỉnh lộ 769 (trước khi có cảng Kê Gà) và Quốc lộ 14 từ Nhân Cơ đến Gia Nghĩa, Quốc lộ 55 với tổng mức đầu tư 568 tỉ đồng theo hình thức BOT nhưng hiện cũng chưa bố trí được vốn.

“Vướng mắc hiện nay về cơ chế phối hợp, thực hiện giữa Bộ GTVT và TKV trong việc nâng cấp, làm mới các tuyến đường. Vấn đề này chắc chắn sẽ được Chính phủ chỉ đạo, giải quyết rốt ráo trong thời gian tới”.  

Ông Nguyễn Ngọc Đông (Thứ trưởng Bộ GTVT kiêm Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ)

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo