Rất nhiều di tích lịch sử tại Thừa Thiên – Huế sau khi được công nhận đã bị “bỏ quên” nên hiện đang xuống cấp nghiêm trọng. Nếu không được kịp thời trùng tu, sửa chữa, chắc chắn trong khoảng thời gian không bao lâu nữa, các di tích này sẽ trở thành phế tích.
Đổ nát, hoang tàn
Khu Di tích ngục Đắk G’lei đã xuống cấp nghiêm trọng. Ảnh: TRÀ KHÚC
Trong quần thể di tích cố đô Huế, hàng loạt di tích khác như Văn Miếu, lăng Cơ Thánh… cũng đang trong tình trạng xuống cấp nặng nề.
Chẳng ai quản lý
Tại Kon Tum, do một thời gian dài không được quản lý, Khu Di tích ngục Đắk G’lei ở xã Đắk Choong, huyện Đắk G’lei đã bị sạt lở, xuống cấp và hư hỏng nặng.
Ngục Đắk G’lei do thực dân Pháp xây dựng từ năm 1932 để giam cầm các chiến sĩ cộng sản, trong đó có nhiều vị nổi tiếng như Tố Hữu, Lê Văn Hiến, Huỳnh Ngọc Huệ… ngục Đắk G’lei là bằng chứng của tội ác thực dân Pháp đối với phong trào cách mạng Việt Nam. Ngày 30-12-1992, Bộ Văn hóa - Thông tin và Thể thao đã quyết định công nhận quần thể ngục Đắk G’lei là di tích lịch sử cấp quốc gia.
Tuy nhiên, do tác động của con người và thời gian, các di tích gốc còn lại của ngục Đắk G’lei bị đe dọa nghiêm trọng. 26 ha rừng ở đồi Chang Tné, nơi có Khu Di tích ngục Đắk G’lei, đã bị “cạo” sạch. Khu vực đáng ra được bảo vệ nghiêm ngặt nhưng hiện chỉ còn lại một quả đồi trọc, hàng ngàn cây rừng đã bị chặt hạ để lấy đất sản xuất. Cảnh quan thay đổi, những vạt rừng già và nhiều chứng tích tội ác chiến tranh của thực dân Pháp đối với phong trào đấu tranh cách mạng Việt Nam giờ không còn nữa. Các di tích ở ngục Đắk G’lei như đồn lính, bốt gác, ngục tối bị đe dọa hư hại bởi nguy cơ sạt lở, rêu phong ẩm thấp...
Đổ qua, đẩy lại Khu rừng tại Khu Di tích ngục Đắk G’lei bị người dân chặt phá trái phép ào ạt, công khai trong khoảng thời gian rất dài nhưng cơ quan chức năng địa phương hầu như không có động thái gì. Khi chúng tôi thắc mắc, ông A Mô, Chủ tịch UBND xã Đắk Choong, phân trần: “Rừng này thuộc Ban Quản lý Khu Bảo tồn Thiên nhiên Ngọc Linh, vì vậy xã không có trách nhiệm quản lý Khu Di tích ngục Đắk G’lei”.
Trong khi đó, ông Đinh Duy Hoàng, cán bộ kiểm lâm Ban Quản lý Khu Bảo tồn Thiên nhiên Ngọc Linh, lại “đá” trách nhiệm về địa phương: “Rừng này trước đây do Ban Quản lý Khu Bảo tồn Thiên nhiên Ngọc Linh quản lý nhưng sau đó UBND tỉnh Kon Tum đã chuyển về cho địa phương. Chúng tôi đã bàn giao cho Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Đắk G’lei”.
Khi chúng tôi tiếp tục truy trách nhiệm, một vị lãnh đạo UBND huyện Đắk G’lei lại đẩy về phía người dân: “Sự quản lý của chủ rừng trước đây và chính quyền sau khi nhận bàn giao còn lỏng lẻo, khu vực ngục lại nằm khuất trong rừng nên việc giám sát không thuận lợi. Tuy nhiên, điều quan trọng là nhận thức của người dân còn hạn chế”! Trà Khúc |
Bình luận (0)