xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

37 lao động Việt Nam không bị trục xuất

Bài và ảnh: MAI NGUYỄN

Do hiểu sai, lao động về nước trước hạn vì nhiều nguyên nhân bị đánh đồng là bị trục xuất

Mấy ngày qua, dư luận rất quan tâm về thông tin 37 lao động nghèo của huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam sang Malaysia làm việc bị trục xuất về nước không rõ lý do. Theo đó, những người lao động (NLĐ) này được đưa đi làm việc theo chương trình giải quyết việc làm thuộc Nghị quyết 30a của Chính phủ. Hai doanh nghiệp đưa NLĐ đi là Công ty CP Châu Hưng và Công ty CP Phát triển Liên Việt. Sự thật, 37 lao động trên có bị trục xuất hay không?

Hiểu sai, báo cáo sai

Ông Lê Ngọc Kích, Phó Chủ tịch UBND huyện Nam Trà My, cho rằng nói NLĐ bị trục xuất là không chính xác. Trong số 37 lao động nói trên có 10 lao động do Công ty Châu Hưng đưa đi và 27 người của Công ty Liên Việt. Ngoài một số người bị chủ trả về do vi phạm kỷ luật thì số đông không bị trục xuất mà họ về nước  trước hạn do sức khỏe không bảo đảm để tiếp tục làm việc hoặc tự nguyện xin về nước… Do vậy, theo ông Kích, “nói trục xuất là tội cho người ta”.

img
Lao động do Công ty Châu Hưng tuyển chọn làm việc tại nhà máy sản xuất găng tay UniGloves - Malaysia,
nơi có một số lao động huyện Nam Trà My về nước trước hạn

Theo tìm hiểu của chúng tôi, nguyên nhân dẫn đến hiểu sai và vô tình buộc thêm tội cho NLĐ (bị trục xuất) xuất phát từ việc cung cấp thông tin cho báo chí của cơ quan chức năng, chính quyền  địa phương. Cụ thể là dựa  trên báo cáo tình hình lao động của Công ty CP Châu Hưng và Liên Việt, Phòng LĐ-TB-XH huyện Nam Trà My lập danh sách báo cáo UBND huyện, với tiêu đề: “Danh sách lao động huyện Nam Trà My bị trục xuất về nước”.

Vô tình làm người lao động chịu thiệt

Bà Trịnh Minh Hằng, Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Châu Hưng, cho rằng trong số 10 lao động của Châu Hưng, ngoài 2 người đang bỏ trốn ở lại Malaysia, 1 người vi phạm kỷ luật thì 7 người còn lại về nước vì lý do sức khỏe, tự nguyện xin về hoặc không được cấp giấy phép lao động năm thứ hai, hoàn toàn không có trường hợp nào bị trục xuất như phản ánh. Theo bà Hằng, trong buổi làm việc với lãnh đạo UBND huyện Nam Trà My ngày 12-8 tại Hà Nội, phía công ty cũng đã thông báo từng trường hợp lao động về nước, nêu rõ lý do về nước để làm cơ sở giải quyết quyền lợi, hoàn toàn không quy tội NLĐ “bị trục xuất” .

Vấn đề ở đây là từ phản ánh chưa thật trung thực của NLĐ về lý do về nước và cách hiểu sai khái niệm “trục xuất” đã vô tình làm cho NLĐ chịu thiệt thòi. Thực tế là 37 lao động bị rủi ro về nước – dù với lý do gì – đang đối mặt với khó khăn với nợ vay ngân hàng chưa trả xong. Cả doanh nghiệp và địa phương phải có trách nhiệm phối hợp giải quyết.

Theo pháp luật hiện hành về xuất khẩu lao động, trong mọi trường hợp, một khi bị trục xuất, NLĐ mặc nhiên bị xem là vi phạm pháp luật. Điều đó có nghĩa NLĐ sẽ mất quyền lợi, bị buộc bồi thường mọi chi phí liên quan đến hợp đồng.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo