xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Cách nào giảm lãi suất ?

Thái Phương

Muốn đưa lãi suất cho vay về mức 17%-19%/năm như yêu cầu của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, cần hàng loạt giải pháp đồng bộ, trước hết là giải quyết vấn đề cung tiền

Ngày 29-8, Ngân hàng (NH) Nhà nước phát đi thông cáo về cuộc họp giữa cơ quan này với 12 NH thương mại vào cuối tuần qua, bàn các giải pháp triển khai hoạt động NH trong những tháng cuối năm 2011. Theo đó, thống đốc NH Nhà nước yêu cầu các NH thương mại tiếp tục kiểm soát tăng trưởng tín dụng ở mức 20%; giữ trần lãi suất huy động 14%/năm và sẽ tạo điều kiện cho các NH thương mại đưa mặt bằng lãi suất cho vay về mức 17%-19%/năm đối với lĩnh vực sản xuất kinh doanh thông thường.

Ngân hàng lo khó thực hiện

Cơ sở giảm lãi suất, theo NH Nhà nước, là thanh khoản VNĐ của toàn hệ thống đang dư thừa. Trước mắt, cơ quan này sẽ xem xét tạm thời chưa áp dụng quy định về tỉ lệ sử dụng vốn tại Thông tư số 13 và Thông tư 19 của NH Nhà nước. Với giải pháp này, các NH thương mại có thể nâng tỉ lệ cấp tín dụng từ nguồn vốn huy động (không quá 80% như hiện nay) lên mức 85%-90%.
img

Khách hàng gửi tiết kiệm tại Ngân hàng Đông Á. Ảnh: HỒNG THÚY

NH Nhà nước cũng sẽ rà soát một số quy định trong hai thông tư trên giúp tạo sự luân chuyển và điều hòa vốn giữa thị trường 1 (thị trường giữa các NH thương mại - người dân) và thị trường 2 (giữa các NH thương mại với nhau). Có khả năng tỉ lệ cho vay trên thị trường 2 sẽ tăng hơn 20% mức quy định hiện nay. Khi đó, nguồn vốn sẽ chuyển từ NH lớn sang NH nhỏ nhiều hơn, giúp giảm căng thẳng và điều hoàn vốn giữa các NH...

Quyết tâm của thống đốc NH Nhà nước đưa ra trong tình hình lãi suất cho vay hiện đang ở mức quá cao (phổ biến ở mức 20%-22%/năm, cá biệt 23%-25%/năm), nhiều doanh nghiệp (DN) không dám vay bởi lợi nhuận làm ra không bù nổi lãi suất…

Trao đổi với phóng viên, đại diện một số NH thương mại tỏ ra băn khoăn với yêu cầu giảm mạnh lãi suất thời điểm này. Tổng giám đốc một NH thương mại cổ phần ở TPHCM cho rằng đưa ngay lãi suất cho vay về 17%-19%/năm lúc này là khó. “Không hẳn các NH thiếu thanh khoản nhưng vẫn phải chạy đua huy động để giữ chân khách hàng. Quan trọng là giải pháp của NH Nhà nước phải đồng bộ, thống nhất để đạt hiệu quả thật sự” – vị này bày tỏ.

Lãnh đạo một NH khác nhận xét đưa lãi vay về mức 19%/năm từ nay đến cuối năm thì được, chứ về 17%/năm thì… khó quá! Ông cho biết tín hiệu giảm lãi suất đã có như chỉ số giá tiêu dùng (CPI) đang giảm, thanh khoản NH cải thiện... Tuy nhiên, lãi suất huy động thực tế đang cao ngất ngưởng, nhiều NH đang huy động ở mức 17%-18% nên lãi vay khó lòng giảm mạnh.

Linh hoạt cung tiền ra thị trường

Trong khi đó, các chuyên gia kinh tế cho rằng muốn giảm lãi suất lúc này phải giải quyết vấn đề cung tiền và cái gốc sâu xa vẫn là kéo lạm phát xuống thấp.

Chuyên gia kinh tế Huỳnh Bửu Sơn cho biết lãi suất cao như hiện nay là do các NH thiếu vốn. Nếu NH Nhà nước cung tiền ra cho các NH để giải quyết vấn đề thanh khoản, lãi suất sẽ giảm. “Hiện các NH đang phải mua đồng vốn giá cao thì không thể cho vay giá thấp” -  ông nói. Theo ông, mục tiêu ban đầu của NH Nhà nước khi đẩy lãi suất lên cao là để chống lạm phát.
Tuy nhiên, mức lãi suất cao ngoài 20%/năm đã vượt quá sức chịu đựng của DN (thông thường, mức lãi suất 12%-15%/năm là hợp lý). DN không vay kéo dài có khả năng kinh tế sẽ bị suy thoái… Vì vậy, cung tiền là cần thiết nhưng nguồn tiền bơm ra thị trường phải hướng vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh.

Còn chuyên gia kinh tế Đinh Thế Hiển cho rằng NH Nhà nước cần linh hoạt trong việc cung tiền ra thị trường thông qua các NH thương mại mới hy vọng đưa lãi suất về 17%-19%/năm. Bảy tháng đầu năm tăng trưởng tín dụng chỉ mới 7,57%. Vì vậy, dư địa tín dụng và cung tiền những tháng còn lại của năm 2011 khá lớn, các NH sẽ có thể cho vay khoảng 238.000 tỉ đồng, gấp 5 lần tiến độ giải ngân của 7 tháng đầu năm 2011. Tổng phương tiện thanh toán cho các tháng cuối năm cũng còn gần tới 300.000 tỉ đồng… Lượng cung tiền này giúp nguồn vốn cung ứng cho các DN dồi dào hơn.

Chuyên gia kinh tế, TS Phạm Đỗ Chí lưu ý NH Nhà nước nên bỏ trần lãi suất huy động 14%/năm như hiện nay bởi thực tế, NH Nhà nước không kiểm soát được việc chấp hành của các NH thương mại.

Để lãi suất giảm mạnh phải song song với quyết liệt chống lạm phát. Lúc này, Chính phủ cần có giải pháp dịch chuyển dòng vốn từ việc siết chặt đầu tư công, tạm hoãn các công trình chưa cần thiết của DN Nhà nước… để dồn vốn qua cho DN sản xuất kinh doanh tạo ra hàng hóa, sản phẩm cho xã hội.
Chuyên gia kinh tế Đinh Thế Hiển

 

Từ 1-9, có thể  cho vay 100% số vốn huy động

Ngày 30-8, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư 22/TT-NHNN về các tỉ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng. Thông tư 22 đã hủy bỏ tỉ lệ cho vay từ nguồn vốn huy động, điều chỉnh hệ số rủi ro đối với một số tài sản có bằng ngoại tệ khi tính tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu. Như vậy, từ ngày 1-9 (thời điểm Thông tư 22 có hiệu lực), các ngân hàng thương mại có thể  cho vay 100% số vốn huy động, giảm được chi phí kinh doanh, tạo điều kiện cho lãi suất đi xuống. Trước đó, Thông tư  13 và Thông tư 19 của Ngân hàng Nhà nước quy định ngân hàng thương mại chỉ được phép cho vay 80% số vốn huy động…
Th.Thơ  
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo