xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nhật ký 21 giờ: Ai cứu được con tôi? (Phần 1)

P.M.K

Lời tòa soạn: Sau vụ cướp tiệm vàng ở Bắc Giang, cùng bài viết “Kiểu ra tay của “đồ tể” Luyện giống game bạo lực” trên Báo NLĐ, chúng tôi đã nhận được hàng trăm ý kiến phản hồi của bạn đọc chia sẻ, đồng thuận nhưng cũng có người cho rằng không nên đổ tội cho game online.

Tòa soạn Báo Người Lao Động đã nhận được quyển nhật ký của bạn đọc M.K (ngụ tỉnh Bình Dương). Gia đình ông K. là một gia đình gia giáo, con cái thành đạt (người con đầu từng đoạt giải 3 toán toàn quốc, người con thứ hai là sinh viên giỏi toàn diện). Bi kịch bắt đầu ập đến với gia đình ông kể từ khi cậu con trai út trở thành “tín đồ” của game online.
 
Cảm động, đau xót… là cảm xúc để lại cho chúng tôi khi đọc từng trang nhật ký. “Ai cứu được con tôi! Không lẽ làm cha mẹ đành bất lực nhìn con mình chết dần, chết mòn hay sao?”, những nỗ lực vô vọng đã được ông K. trải lên từng trang viết.
 
Được sự cho phép của ông K., ngay từ tối nay, chúng tôi sẽ trích đăng liên tục trên báo Người Lao Động Online những trang nhật ký này vào lúc 21 giờ mỗi ngày trên chuyên mục mới mở mang tên Nhật ký 21 giờ. Những ai đã và đang có những hoàn cảnh giống như ông K. hãy cùng chia sẻ kinh nghiệm. Từ diễn đàn này, hy vọng sẽ giúp cho các bậc phụ huynh tìm được hạnh phúc cho chính cuộc sống của gia đình mình.
------- 
 
Con hư lắm con có biết không?(*)
 
Ngày 22-4-10
 
Ít nhất đây cũng là lần thứ tư nó không dậy để đi học, có lẽ nó suy nghĩ là học cho có, cho cha cho mẹ, học phải thuê mướn nó mới học, chứ không phải học cho bản thân.
 
Trưa hôm qua sau khi cơm nước xong. Không thay quần áo (khoảng 12 giờ 45 phút) nó ngữa tay xin tiền mẹ, mẹ nó không cho. Thực ra thì chưa kịp cho… Nó mượn kế đi học thêm rồi chơi game. Nó không thèm, dắt xe mở cửa, đóng sầm coi cha mẹ không là cái gì hết.
 

img

Mình đang nằm trong phòng nghỉ trưa, nghe tất cả, cũng cố ý tránh chứng kiến cái cảnh xốn mắt đó xảy ra. Đi một lèo đến tối (khoảng 8 giờ tối) nó mới về, không thay quần áo, không thèm tắm rửa nằm trong phòng ngủ luôn đến trưa hôm nay mới dậy ăn cơm.
 
Đã bỏ học sáng nay (thứ năm 22-4-10), ngày thứ sáu là mồng 10/3 âm lịch - giỗ tổ HV ngày thứ bảy và chủ nhật là ngày nghỉ có lẽ nó đã nghỉ học thực sự rồi.
 
Cái cảnh ngày hôm sau phải viết đơn xin phép nghỉ bệnh cho con mang lên trường sẽ không còn nữa.
 
23-4-2010
 
Đã hơn ba tháng rồi kể từ sau tết âm lịch đến nay gia đình xuống cấp hết sức trầm trọng. Chưa bao giờ có như trong thời gian này, ảnh hưởng nặng đến nhiều mặt trong cuộc sống. Tinh thần lúc nào như cũng bị căng thẳng, kinh tế hụt hẫng, không khí ảm đạm, buồn bã chán chường đang trùm lấy ngôi nhà này.
 
Những giọt nước mắt của mẹ nó lăn dài mình cũng nghe nghẹn đắng trong lòng, nhìn chiếc áo trắng của nó treo đó, nhìn những đứa trẻ trạc tuổi nó tung tăng cắp sách đến trường sao con mình không đi học - ai không cho nó đi học? Quyền được đi học của nó đâu rồi?
 
Tôi đã thật sự mất con chưa? Vì đâu nên nỗi? Ai cứu được con tôi - Không lẽ làm cha mẹ đành bất lực nhìn con mình chết dần chết mòn hay sao?
 
Con hư lắm con có biết không?
 
Hay là mình thử đi tìm nguyên nhân nào dẫn đến nông nỗi này. Phải chăng là sự giáo dục.
 
img
 
Cách đây ít hôm có ông thầy N phòng GD chuyên ghé may quần áo, mình có hỏi thăm dò: “Ở huyện mình học sinh bậc THCS có em nào bỏ học không thầy?” Thầy nói rằng có, năm nào cũng có một số em bỏ học nhưng tỉ lệ ấy không cao. Đa số là các em con của những gia đình thiếu quan tâm đến con cái, cha mẹ cũng dạng hư hỏng không ra gì, còn những gia đình cha mẹ đàng hoàng thì chưa thấy. Có một vào trường hợp đặc biệt như các em bị bệnh tật ngặt nghèo, hay bị tai nạn thương tật nặng nề không thể đi học được mới nghỉ mà thôi”.
 
Mình thôi không hỏi nữa - con mình cũng đúng là một trường hợp đặc biệt, gia đình mình có truyền thống học tốt ai cũng phải nể nang. Anh chị nó học tốt làm cha mẹ tự hào, khu phố công nhận là gia đình văn hóa tiêu biểu.
Trước đây mình cũng hay nói, thấy những đứa học kém hay bỏ học giữa chừng thậm chí thi rớt tốt nghiệp mình coi rẻ, chê bai.
 
Những đứa con trong nhà đều hưởng sự giáo dục của cha mẹ giống nhau, thằng út có lợi thế hơn vì đã có anh chị nó đi trước đều học hành tốt, ngoan hiền hiếu thảo với ông bà, cha mẹ.
  
.......
 
 
Chúng tôi sẽ đăng tiếp nhật ký này lúc 21 giờ vào các ngày sau. Và cũng bắt đầu từ ngày 8-9-2011, trên Báo in Người Lao Động khởi đăng loạt bài "Game bạo lực và những đại bi kịch". Mời bạn đọc đón xem.
 
 
(*): Tít bài trích từ nhật ký của ông P.M.K
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo