xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tôn kính và biết ơn

Bài và ảnh: Thanh Hiệp

Báo công những tác phẩm mới là điều Tổ nghiệp, những bậc tiền nhân khai sáng nghề hát mong mỏi ở thế hệ con cháu tiếp nối, hơn là diễn lại những trích đoạn cũ

Trong hai ngày 8 và 9-9, hàng trăm nghệ sĩ, diễn viên, ca sĩ trên địa bàn TPHCM quy tụ tại các sân khấu và sàn biểu diễn, bày tỏ tấm lòng tôn kính đối với các bậc tiền nhân đã khai sáng nghề hát.

Cầu cho đường nghề may mắn

Tại Sân khấu Nụ Cười Mới, danh hài Hoài Linh và đạo diễn Nguyên Đạt (Trưởng Khoa Kịch hát dân tộc Đại học Sân khấu - Điện ảnh TPHCM) đã dàn dựng một chương trình nghi lễ đậm chất dân tộc. Ông Nguyễn Văn Luông, chủ tịch UBND quận 10, đã đến dự và thắp hương bàn thờ tổ.

Dòng người xếp hàng (có đông người dân địa phương đến tham dự và xin được dâng hương cùng với nghệ sĩ) lần lượt tiến lên bàn thờ bày biện trên sân khấu để dâng hương và nhận lộc cứ dài thêm. Trong buổi lễ này, rất đông ca sĩ trẻ, diễn viên trẻ nhờ Hoài Linh đặt nghệ danh để bước đầu bước vào nghiệp diễn.

img

Nghệ sĩ Hoài Linh trong nghi thức Cung nghinh kiệu Tổ tại Sân khấu Nụ Cười Mới chiều 8-9

Tối 8-9, nhóm Thắp sáng niềm tin Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang đã tổ chức chương trình Sân khấu cuộc đời, tưởng niệm công ơn khai sáng nghề hát của các thế hệ nghệ sĩ đi trước tại rạp Thủ Đô. Toàn bộ doanh thu đêm diễn đã dành tặng 20 suất học bổng cho 20 con em của nghệ sĩ nghèo, đang gặp hoàn cảnh khó khăn.

Chương trình khép lại vào lúc 1 giờ ngày 9-9, ông Phan Quốc Hùng, Giám đốc Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang và NSƯT Vũ Linh đã gióng trống cung nghinh tổ và thắp hương tưởng nhớ thế hệ nghệ sĩ đi trước. Bàn thờ cố NSƯT Thanh Nga tại rạp Thủ Đô được đông đảo nghệ sĩ trẻ thắp hương tưởng nhớ và khấn nguyện cho con đường đến với nghề của họ gặp nhiều may mắn.

Nhận xét về đêm diễn, “sầu nữ” NSƯT Út Bạch Lan nói: “Các nghệ sĩ trẻ trong đêm diễn này đã báo công với tổ nghiệp, dù sân khấu cải lương gặp nhiều khó khăn nhưng tất cả vẫn chung sức, chung lòng, làm nên những vai diễn hay khi có cơ hội. Sự đoàn kết, thương yêu nhau trong nghề và truyền thống tôn sư trọng đạo đã là niềm động viên rất lớn đối với các thế hệ nghệ sĩ hôm nay”. 

Trưa 9-9, các sân khấu kịch xã hội hóa IDECAF, Kịch Sài Gòn, Kịch Phú Nhuận, Kịch Hoàng Thái Thanh, Nhà hát Kịch Sân khấu nhỏ TPHCM, Đoàn 3 của nhóm nghệ sĩ Vũ Luân… đã tổ chức lễ cúng tổ rất ấm áp. Nhà hát Kịch TPHCM năm nay tổ chức lễ giỗ tổ rất trang trọng.

Tôn vinh tinh thần lao động nghệ thuật

Tối 9-9, Hội Sân khấu TPHCM đã tổ chức chương trình chào mừng ngày truyền thống sân khấu Việt Nam lần 2 tại Nhà hát Quân đội (đường Cộng Hòa, quận Tân Bình - TPHCM). Hơn 200 nghệ sĩ, diễn viên, nhạc công đã tham gia biểu diễn và đông đảo khán giả đến tham dự.

Ngay từ buổi chiều, lễ rước bát hương từ trụ sở Ban Ái hữu Hội Nghệ sĩ Sân khấu TPHCM đã diễn ra long trọng do nghệ sĩ Hoài Linh điều khiển, từ đường Cô Bắc, quận 1 - TPHCM về Nhà hát Quân đội. Chiếc kiệu vàng được trang trí đẹp mắt, đặt ngay tiền sảnh nhà hát, thu hút khán giả đến chiêm bái và dâng hương cùng các nghệ sĩ.
Hai sân khấu nhỏ ở hai góc tiền sảnh được tổ chức biểu diễn đờn ca tài tử và chầu văn, ả đào, biểu diễn xiếc, ảo thuật. Khán giả đã có cơ hội được giao lưu trực tiếp với các nghệ sĩ cổ nhạc do nhóm nghệ nhân Phan Nhất Dũng thực hiện và xem diễn viên xiếc, ảo thuật biểu diễn trong không gian rất gần với dàn diễn viên đoàn xiếc TPHCM. Không gian tiền sảnh càng thêm sinh động với hơn 1.000 bức ảnh nghệ thuật diễn xuất của các sân khấu đang hoạt động tại TPHCM. Phần hội thật sự níu chân khán giả khi càng lúc có đông nghệ sĩ cùng tham gia với người thưởng ngoạn.

Bước vào chương trình biểu diễn chính, khán giả hết sức xúc động trước sự xuất hiện của 3 thế hệ nghệ sĩ trong Tổ khúc miền nhớ do NSƯT Bạch Tuyết biểu diễn cùng với các học trò mà chị hướng dẫn tại Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang. Liền sau đó, NSƯT Thoại Mỹ đã diễn trích đoạn Thái hậu Dương Vân Nga, tiếp bước sáng tạo của Bạch Tuyết mà theo đánh giá của các nhà chuyên môn, Thoại Mỹ đã có những nét diễn mới, sáng tạo. Chọn trích đoạn Nỏ thần của Kịch Phú Nhuận đại diện cho giới sân khấu kịch nói tại TPHCM trong buổi báo công với Tổ nghiệp, tác giả Lê Duy Hạnh, Chủ tịch Hội Sân khấu TPHCM, nói: “Năm qua, sân khấu TPHCM không có những đột phá lớn, nhưng những thành tựu sẵn có đã khẳng định được sự phát triển”.

Trích đoạn cải lương Câu thơ yên ngựa được các nghệ sĩ Trường Sơn, Thanh Loan, Vũ Luân, Tú Sương thể hiện trong đêm diễn như một minh chứng cho sự tồn tại của loại hình nghệ thuật cổ này dù ở thời đại nào. Phong cách ca diễn của Vũ Luân, Tú Sương đã khẳng định vị trí xứng đáng kế thừa lớp nghệ sĩ gạo cội của bộ môn này.

Chương trình kết thúc với màn hợp ca giữa khán giả và nghệ sĩ bài Long hổ hội do soạn giả Hoàng Song Việt viết lời mới để tri ân Tổ nghiệp. Khép lại đêm diễn, nghệ sĩ và khán giả đều mong muốn ngày truyền thống sân khấu Việt Nam hằng năm sẽ không chỉ gói gọn trong một đêm diễn với một chương trình nghệ thuật, mà phải nhân rộng ra nhiều sân khấu với một đợt biểu diễn những tác phẩm đỉnh cao. Báo công những tác phẩm mới sẽ là điều Tổ nghiệp, những bậc tiền nhân khai sáng nghề hát mong mỏi ở thế hệ con cháu tiếp nối, hơn là diễn lại những trích đoạn cũ.

NSƯT Trần Nhượng, Chủ nhiệm CLB Sân khấu Thể nghiệm Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam, từ Hà Nội vào đã đến tham dự lễ giỗ, cho biết: “Chưa bao giờ tôi được tham gia một lễ hội của ngành nghề sân khấu hoành tráng đến xúc động như vậy”.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo