xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Lửa 11-9 vẫn âm ỉ

Cao Tuấn

Tòa tháp đôi WTC - biểu tượng hùng mạnh và là niềm kiêu hãnh của người Mỹ- đã sụp đổ cách đây 10 năm. 2.977 nạn nhân và 19 tên không tặc đã chết vào ngày 11-9-2001. Nỗi buồn tràn ngập và nỗi ám ảnh chưa nguôi khi người Mỹ nhớ về những khoảnh khắc của buổi sáng ảm đạm ấy

Phải chăng cái chết mới đây của Osama Bin Laden, thủ phạm vụ khủng bố khủng khiếp nhất trên đất Mỹ, sẽ khép lại một trong những mối đe dọa hàng đầu của nhân loại? Chưa thể. Đó chỉ là những tổn thất đầu tiên đánh dấu bước ngoặt của cuộc chiến chống khủng bố được phát động trên phạm vi thế giới.

Có ý kiến cho rằng sự kiện 11-9 không thể gọi là một hành động khủng bố đơn thuần như cách mà Timothy McVeigh đánh bom thành phố Oklahoma (Mỹ) năm 1995, giết 168 người. Họ gọi đó là hành động chiến tranh. Bởi lẽ kẻ thù rõ ràng đã lớn hơn, tổ chức và trang bị tốt hơn so với một nhóm tham gia thánh chiến (jihadis) trong một hang động trước đây.
Kẻ thù bây giờ đã được cơ giới hóa, có mặt ở những nơi mà vũ khí hủy diệt hàng loạt được các chính quyền chôn giấu. Đã vậy, chủ nghĩa vô chính phủ và sự dửng dưng với số phận con người của Al-Qaeda được cho là nguyên nhân kéo tổ chức khủng bố này ra khỏi hiện thực chính trị, đóng kín các cửa ngõ dẫn đến thương lượng.
Cựu thủ tướng Anh Tony Blair cho rằng cuộc chiến chống khủng bố chưa chấm dứt và mối đe dọa từ chủ nghĩa cực đoan Hồi giáo còn tiếp tuc. Thế nhưng, ông từng bị nhắc đến như là người quá thờ ơ trước lời cảnh báo rằng cuộc chiến Iraq do Mỹ dẫn đầu năm 2003 có tác dụng kích thích chủ nghĩa khủng bố ngay trong lòng xứ sở sương mù. Báo The Guardian (Anh) dẫn một tài liệu nghiên cứu cho thấy chỉ riêng cuộc chiến Iraq đã làm tăng gấp 7 lần các cuộc tấn công kiểu thánh chiến hằng năm.
Ngay sau khi Al-Qaeda thông báo thủ lĩnh mới của họ ở Iraq, hơn 35 cuộc tấn công đã đồng loạt nổ ra trên cả nước chỉ trong một ngày của tháng 8, giết 70 người và làm bị thương hơn 300 người. Trong khi đó, những đội quân quốc tế nhộn nhịp ở Afghanistan lại truyền cảm hứng cho Al-Qaeda xốc lại đội hình ở các vùng bộ lạc Pakistan.
Cho dù hơn một nửa số thủ lĩnh hàng đầu của Al-Qaeda đã bị tiêu diệt, nhiều nhánh khủng bố mất đầu nhưng Bruce Riedel - vốn là nhà phân tích cao cấp của CIA, cố vấn cho Tổng thống Barack Obama về chống khủng bố - lưu ý rằng “bọn họ vẫn còn những đồng minh đáng gờm như Taliban”.
Cơ quan Tình báo tội phạm của Liên hiệp châu Âu (EU) ước lượng gần 1/3 số người bị bắt vì hoạt động khủng bố có liên quan đến một nhóm cụ thể.
Nhưng nhìn lại quá khứ, EU cho rằng vụ tấn công 11-9 và các vụ đánh bom ở London hay Madrid dường như đã đạt đến đỉnh điểm, chứ không phải khởi đầu, sức mạnh của Al-Qaeda. Đây cũng là nhận định của các giới chức an ninh Mỹ.
Liệu Mỹ và EU có chủ quan không khi trong thời gian gần đây, các vụ tấn công của Al-Qaeda, Taliban và các nhóm không xưng danh trở nên dồn dập ở Afghanistan, Pakistan, Iraq, Ấn Độ, một số vùng thuộc Nga và những nơi khác?
Và lúc này, trước lời đe dọa mới của tân thủ lĩnh Al-Qaeda, nước Mỹ đang hồi hộp, nếu không muốn nói là căng thẳng, khi kim đồng hồ nhích dần đến thời khắc tròn 10 năm ngày đau thương 11-9. Các nước đồng minh thân cận Mỹ cũng cảnh giác không kém!
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo