Đối với CĐ cơ sở, khi xảy ra tranh chấp, ban chấp hành phải chủ động tiếp xúc, thu thập thông tin phản ánh từ số đông công nhân, từ đó xác định yêu cầu nào là chủ yếu dẫn đến ngừng việc để tiến hành thương lượng với chủ doanh nghiệp (DN). Song song đó, phải thông báo cho CĐ cấp trên phối hợp với các cơ quan chức năng giải quyết. Sau khi có kết quả thương lượng, phải công khai thông tin cho công nhân biết.
Đối với CĐ cấp trên cơ sở, ngoài làm tốt công tác dự báo để định hướng cho CĐ cơ sở biện pháp phòng ngừa, cần chủ động tham mưu cho chính quyền đồng cấp hướng dẫn các DN phối hợp với CĐ cơ sở định kỳ tổ chức đối thoại. Bên cạnh đó, CĐ cấp trên cần chỉ đạo CĐ cơ sở rà soát lại nội dung thỏa ước lao động tập thể để bổ sung cho phù hợp.
Khi tranh chấp xảy ra ở những DN chưa có CĐ hoặc chủ tịch CĐ cơ sở không có khả năng đại diện cho người lao động giải quyết tranh chấp, CĐ cấp trên phải cử cán bộ hỗ trợ CĐ cơ sở thương lượng; phối hợp với các cơ quan chức năng yêu cầu người sử dụng lao động cung cấp tài liệu, chứng cứ vi phạm. Nếu phát hiện DN vi phạm về quyền thì yêu cầu có biện pháp khắc phục hoặc kiến nghị xử lý; nếu tranh chấp về lợi ích thì hướng dẫn, hỗ trợ cơ sở thương lượng.
Bình luận (0)