xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Chưa nên tăng giá điện

Phương Anh

Những yếu tố quan trọng như cơ cấu giá điện, việc sử dụng vốn Nhà nước, EVN tiết giảm chi phí sản xuất ra sao… cần làm rõ trong khi tính toán tăng giá điện

Quan điểm không nên điều chỉnh giá điện liên tục hằng quý của Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ vừa phát đi đã được dư luận chú ý. Khá nhiều chuyên gia kinh tế tỏ ra đồng thuận với quan điểm này.

Tăng giá vì nợ là bất hợp lý

Sức ép lớn nhất để tăng giá điện là thiếu vốn đầu tư. Theo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), đơn vị này mới thu xếp được khoảng 1/3 nhu cầu vốn để thực hiện Quy hoạch Điện VI. Tính riêng năm 2011, tổng vốn đầu tư cần khoảng 69.000 tỉ đồng nhưng EVN mới thu xếp được khoảng hơn 50.000 tỉ đồng, còn 18.000 tỉ đồng chưa có nguồn vay. EVN cũng đang là con nợ của nhiều tập đoàn kinh tế khác (nợ Tập đoàn Dầu khí (PVN) hơn 7.000 tỉ đồng, nợ Tập đoàn Than – Khoáng sản (TKV) 10.000 tỉ đồng, nợ tập đoàn Sông Đà hơn 5.500 tỉ đồng…). Nhiều tập đoàn đang đề nghị Bộ Công Thương thúc ép EVN trả nợ.
img
Công nhân EVN sửa chữa lưới điện. Những lần tăng giá điện vừa qua vẫn chưa khắc phục được tình trạng thiếu điện. Ảnh: TẤN THẠNH

Trả lời báo giới, Phó Tổng Giám đốc EVN, ông Đinh Quang Tri, cho biết khả năng trả nợ của EVN rất khó khăn vì doanh nghiệp này đang lỗ, không thể cân đối được nguồn nào để trả nợ. Tính lũy kế từ năm 2010 đến hết tháng 8-2011, EVN lỗ khoảng 31.565 tỉ đồng. EVN đã có văn bản báo cáo Chính phủ cho ưu tiên trả nợ các khoản vay nước ngoài đã đến hạn với số tiền cả gốc lẫn lãi khoảng 4.000 - 5.000 tỉ đồng/năm. Trường hợp được tăng giá điện, khoản chênh lệch tăng giá sẽ được tập trung trả nợ cho PVN và TKV.

Theo chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, thiếu vốn, nợ nần, bị các tập đoàn khác đòi nợ không phải lý do để tăng giá điện. Việc EVN nợ nần dây dưa có nguyên nhân từ hiệu quả hoạt động không tốt nên không thể vì lý do đó mà đòi hỏi tăng giá. Hơn nữa, từ trước đến nay, việc tăng giá điện mới chỉ xuất phát bởi chính EVN, dựa trên căn cứ tính toán của các bộ, ngành liên quan như Bộ Công Thương. Tính toán đó hợp lý ra sao chưa thể biết vì những yếu tố quan trọng như cơ cấu giá điện, việc sử dụng vốn của Nhà nước có minh bạch không, EVN tiết giảm chi phí sản xuất ra sao… đều chưa được làm rõ.

TS Vũ Đình Ánh, chuyên gia kinh tế độc lập, cho rằng có 2 mục tiêu quan trọng liên quan đến điều chỉnh giá điện là vì hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành điện và trách nhiệm của giá điện với lạm phát. Nhìn vào mục tiêu thứ nhất, có thể thấy nếu tiếp tục tăng giá điện, EVN vẫn lỗ và câu chuyện lỗ của EVN không thể xác định được nguyên nhân. Những đợt tăng giá điện trước đây cho thấy tăng giá chưa thể cải thiện được nguyên nhân thiếu điện, dù lý do hàng đầu để tăng giá điện là tăng vốn đầu tư.

Sẽ kích lạm phát

Theo TS Vũ Đình Ánh, việc điều chỉnh giá điện dần theo cơ chế thị trường là cần thiết nhưng phải cân nhắc thời điểm thích hợp vì ảnh hưởng của tăng giá điện đến nền kinh tế là rất rộng. TS Vũ Đình Ánh cho rằng từ nay đến cuối năm không nên tăng giá điện vì có đủ cơ sở để dự báo lạm phát của Việt Nam năm 2011 có thể đến 20%.

Một số chuyên gia kinh tế đều có chung quan điểm xu hướng lạm phát hạ nhiệt như đã diễn ra từ tháng 5 đến tháng 8 chỉ bền vững khi được hỗ trợ bởi các yếu tố giá nhiên liệu thế giới không tăng đột biến; điện, than, xăng dầu trong nước không tăng giá. Với mục tiêu kiềm chế lạm phát cả năm 18%, dư địa cho CPI trung bình mỗi tháng cuối năm chỉ được tăng 0,58% trong khi đây là thời điểm có nhiều yếu tố gây áp lực tăng giá. Cụ thể là tốc độ tăng dư nợ tín dụng, tốc độ tăng tổng phương tiện thanh toán đang dồn nhiều vào 4 tháng cuối năm. Áp lực thứ hai là về tâm lý, thể hiện ở diễn biến phức tạp trên thị trường vàng. Nhu cầu đầu tư và tiêu dùng vào cuối năm thường tăng cao hơn các thời gian khác trong năm... Nếu tăng giá điện vào cuối năm, rất có thể đó sẽ là nguyên nhân kích ngòi nổ lạm phát.

Chưa có văn bản chính thức

Theo Quyết định 24 của Chính phủ, từ ngày 1-6, giá điện được điều chỉnh tối đa 3 tháng một lần nếu các thông số đầu vào cơ bản như tỉ giá, nhiên liệu, cơ cấu sản lượng điện có biến động. Nếu tăng trong phạm vi 5%, EVN báo cáo Bộ Công Thương và được phép điều chỉnh. Trường hợp tăng trên 5%, Bộ Tài chính – Công Thương thẩm định phương án của EVN và trình Chính phủ xem xét, quyết định. Bộ Công Thương trong tháng 8 mới có thông tư hướng dẫn thực hiện quyết định về nguyên tắc, giá điện chỉ được phép điều chỉnh từ ngày 1-9.

Theo tính toán của EVN, các thông số đầu vào cơ bản hiện đã tăng trên 5% là mức cho phép tính toán tăng giá điện. Tuy nhiên, doanh nghiệp này khẳng định chưa có văn bản chính thức về việc tăng giá.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo