xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Phải chống độc quyền

Thế Dũng ghi

Ông Phùng Quốc Hiển, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính và Ngân sách của Quốc hội, đã nói như vậy bên lề phiên họp thứ hai của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 26-9

* Phóng viên: Thưa ông, khi Luật Giá được ban hành có chấm dứt được quan điểm khác nhau đối với vấn đề giá xăng dầu giữa Bộ Tài chính và Công Thương?

img
- Ông Phùng Quốc Hiển: Có chuyện tranh cãi là do cơ chế hiện nay. Muốn chấm dứt tình trạng này thì phải công khai, minh bạch. Trước hết, phải minh bạch hệ thống luật pháp luật đến nghị định, thông tư, nếu không sẽ dẫn đến xung đột giữa lợi ích Nhà nước, người dân và doanh nghiệp (DN). Nếu không có hài hòa 3 lợi ích, bên nặng, bên nhẹ thì xung đột sẽ còn diễn ra.

* Chi phí trong kinh doanh mặt hàng xăng dầu dường như chưa được công khai đúng mức, dẫn đến quan điểm trái chiều của Bộ Tài chính và Công Thương, cũng như từ phía người tiêu dùng và giới chuyên gia?

- Yêu cầu của Luật Giá là phải giải quyết được vấn đề này. Ủy ban đang yêu cầu làm rõ quy định về định giá để làm rõ khái niệm như thế nào là giá thành hợp lý. Làm rõ những chi phí, cách tính chi phí từ tiền lương, khấu hao… trong luật.

* Giới chuyên môn cho rằng hiện Bộ Tài chính có đủ điều kiện để kiểm tra các DN xăng dầu mà không cần phải trông chờ vào sự tự giác báo cáo của DN? Vấn đề là Bộ Tài chính có quyết liệt hay không...

- Bộ Tài chính đang quyết liệt. Nhưng không nên so sánh với thời kỳ trước là chưa quyết liệt. Đối với vấn đề giá xăng dầu, các ý kiến góp ý trái chiều, mâu thuẫn nhau là cần thiết. Không có chuyện bí mật nguồn cung để bảo đảm an ninh năng lượng ở đây. Tất cả những việc gì liên quan đến đời sống, sản xuất của người dân và DN thì cần phải công khai, minh bạch.

* Để chống độc quyền xăng dầu, dẫn đến sự thao túng về giá thì vấn đề mấu chốt vẫn là chống độc quyền trong phân phối?

- Việt Nam đã có Luật Chống độc quyền để ngăn chặn việc này. Tuy nhiên, phải hiểu thêm rằng đối với các mặt hàng quan trọng như điện, xăng dầu thì điều hành giá, độc quyền, vai trò của Nhà nước… là vấn đề của nhiều nước, kể cả các nước phát triển. Chúng ta có 3-4 công ty, tập đoàn kinh doanh xăng dầu dẫn đến những bức xúc về độc quyền, về lâu dài sẽ phải có cơ chế chống độc quyền để bảo đảm lợi ích 3 phía Nhà nước, người dân và DN.

* Với mặt hàng xăng dầu, Luật Giá sẽ quản lý theo hướng nào, thưa ông?

- Đây là một trong những mặt hàng cần có chính sách bình ổn và biện pháp là dùng quỹ bình ổn giá để áp dụng.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo